Miếng trầu là một đặc sản của vùng Kinh Bắc. Cô Tấm trong Tấm Cám cũng là một cô gái Kinh Bắc: Áo tứ thân, nón quai thao với câu quan họ:
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
Cau trầu se duyên! Câu truyện trầu cau là minh chứng cho lòng chung thuỷ. Cô Tấm trèo lên cây cau, bị dì ghẻ chặt gốc cây, duyên đứt, nghĩ tình đã tưởng chẳng còn. Nhưng miếng trầu têm cánh phượng đưa nàng gặp lại đức vua, duyên vừa tan đã lại hợp. Cau trầu vấn vít, tình nghĩa lâu bền. Miếng trầu là hiện thân của sự kết đôi, lời thề ước ngàn năm không thay đổi.
Miếng trầu trong cô Tấm chính là một hiện than của con người Kinh Bắc. Miếng trầu và cô Tấm đã cùng vấn vương một thời “Dao vàng bổ miếng cau hoa. Bày lên đĩa sứ, mang ra thết chàng” của vùng quê quan họ. Nhìn miếng trầu têm là nhận ra người nơi ấy…Đức vua vừa nhìn thấy miếng trầu liền nhận ngay ra Tấm. Con người Kinh Bắc giản dị, gần gũi, duyên dáng, đảm đang…Miếng trầu đứng lên như một biẻu tượng đẹp và đầy tự hào của một vùng quê: Một thương, hai nhớ, ba sầu, Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi”.
Nguồn gốc của miếng trầu phải truy ra từ đâu? Có lẽ là từ nhân dân lao động. Chính trong những đấu tranh gian khó với cuộc sống cố cùng, với thiên nhiên, dổ mồ hôi sôi nước mắt, miếng trầu đã ra đời như bao đức tính được tôi luyện cùng năm tháng: cần cù, can đảm, thuỷ chung. Giã từ mọi phú quý vinh hoa, Tấm trở về từ quả thị, chung sống với quán nước, với những câu chuyện kể, với miếng trầu têm. Ta nhận ra ở cô nét duyên rất riêng của một người con gái xuất than từ lao động. Miếng trầu từ quá khứ, từ dĩ vãng. Từ khó khăn cuộc sống hiện ra những câu chuyện đẹp lạ lùng.