Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Tìm hiểu và phân tích về thơ Haiku

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Chưa đầy một mùa trong năm, gần bốn ngàn bài thơ haiku gởi về cho cuộc thi sáng tác thơ haiku lần đầu tổ chức tại Việt Nam, tạo nên một mùa thơ haiku như một cơn mưa giữa mùa mưa.

Thơ haiku tiếng Việt chen kề tiếng Nhật như muốn hòa âm và đồng vọng, như muốn vượt thoát cái vỏ ngôn ngữ mà đến với nhau. Cuộc hòa điệu tâm hồn của các dân tộc có thể khởi đầu từ thơ ca.

Dưới cái nhìn của thơ ca, thế giới hiện ra như là giai điệu đầy hơi thở sự sống. Ở đây và bây giờ. Khoảnh khắc và vĩnh cửu. Cái nhỏ và cái lớn.

Những người làm thơ haiku trong cuộc chơi này dẫn ta vào giai điệu ấy.Vừa nghe mưa rơi, tôi vừa bất ngờ bắt gặp bài thơ đầy âm vang vô thanh này:

Con cá thở

Bọt bong bóng vỡ

Mưa phùn

(Nguyễn Thế Thọ)

Hãy lắng nghe cá thở, nghe niềm vui của cá. Hãy lắng nghe bọt nước, nghe mưa phùn, nghe giai điệu tinh tế ấy của đời!

Cùng tác giả này, ta lại thấy:

Đóa hướng dương

Nhú trong vườn cỏ

Ngày không mặt trời

(Nguyễn Thế Thọ)

Giữa khát vọng và thất vọng, là đóa hướng dương ấy, trong một ngày không nắng. Vượt lên niềm vui và nỗi buồn là đóa hướng dương ấy. Đóa hoa ấy sống trong sự vắng mặt của mặt trời mà vẫn không tuyệt vọng. Đó mới thật sự là…hướng dương.

Khi thơ haiku làm cuộc viễn du khắp thế giới thì nguyên tắc về Kigo (quý ngữ, hay từ chỉ mùa) không nhất thiết phải tuân thủ. Tuy nhiên, bài haiku sau đây lại dùng “từ mùa” rất tuyệt:

Cúc áo bung ra

Một cõi trắng ngần

Hạ đến

(Trần Đức Việt)

Có một vẻ đẹp hiện đại, đầy gợi cảm trong bài thơ trên. Ta cảm nhận được cái nóng hổi của mùa hạ và hơi mát tinh khiết của một làn da. Mùa thay áo đổi. Giao cảm giữa người và mùa.

Giữa thời hiện đại, thơ haiku vẫn kéo mọi người về với mùa, với thiên nhiên, với trăng:

Trên đầu ngọn cây

Khoảng trống nơi cành khô gãy

Một mảnh trăng lấp đầy

(Phan Thị Kiều Trang)

Hai nửa vầng trăng

Chơi vơi đầu ngọn sóng

Trong cuộc kiếm tìm nhau

(Trần Thị Bích Liên)

Tuy vậy, đó cũng là thiên nhiên trong âm thức hôm nay:

Những chiếc lá vàng

Xoay tròn điệu valse

Nhạc gió

(Vũ Tam Huề)

Ngay cả cái cô tịch thường thấy trong thơ haiku xưa vẫn được cảm ứng trong một tương chiếu bất ngờ:

Cánh chim hải âu

Đáp xuống cột buồm lão ngư

Hai chấm đen trên biển

(Chinh Văn)

Cánh chim và ngư ông giữa biển trời mênh mang vừa gần gũi vừa biệt lập. Có tương duyên mà vẫn cô đơn.

Thơ haiku nói bằng hình ảnh, thường tránh suy lý. Nhưng đôi khi cũng có thể dung hợp, như bài thơ sau đây:

Vượt lên từ biển mây

Fuji nân mặt trời đỏ rực

Gởi trái chín tặng đời

(Nguyễn Bão)

Đảo hoang

Chim én về làm tổ

Nhựa ấm dần trong cây

(Hà Thiên Sơn)

Thời gian

Mắt thuyền không khép

Bến sông xưa ngược chèo

(Văn Luân)

Hình ảnh “Mắt thuyền không khép” và “bến sông xưa” liên kết với khái niệm “thời gian” tạo nên cái đẹp sinh động và gợi mở nhiều ý nghĩa.

Sự khôn cùng và giấc mơ là đề tài cho một bài haiku đơn sơ mà đầy tình người:

Bé gái

Nhặt mảnh chai

Mơ chiếc hài cô tấm

(Trần Đức Việt)

Vậy là cô Tấm đi vào thơ haiku trong thời chúng ta sống, trong ước vọng và thương yêu, trong bình thường và cái đẹp.

Trong cuộc chơi đầy hào hứng, những người tham gia ngay bước đầu đã thể hiện tình yêu say đắm của mình đối với thơ ca, con người và thiên nhiên.

Cuộc thi chứng tỏ rằng haiku có thể biểu hiện trong tiếng Việt giàu hình tượng và nhạc điệu. Tiếng Việt có thể phát tiết tinh anh trong thể thơ đặc biệt cô đọng này của Nhật Bản.

Nhân loại gặp nhau trong một chén trà, có một nhà văn đã nói như thế. Và ta có thể thêm rằng, chúng ta gặp nhau, đón đợi các người bạn và bắt gặp bản thân mình trong những vẫn thơ tinh tế mang tên là haiku “

Chưa đầy một mùa trong năm, gần bốn ngàn bài thơ haiku gởi về cho cuộc thi sáng tác thơ haiku lần đầu tổ chức tại Việt Nam, tạo nên một mùa thơ haiku như một cơn mưa giữa mùa mưa.

Thơ haiku tiếng Việt chen kề tiếng Nhật như muốn hòa âm và đồng vọng, như muốn vượt thoát cái vỏ ngôn ngữ mà đến với nhau. Cuộc hòa điệu tâm hồn của các dân tộc có thể khởi đầu từ thơ ca.

Dưới cái nhìn của thơ ca, thế giới hiện ra như là giai điệu đầy hơi thở sự sống. Ở đây và bây giờ. Khoảnh khắc và vĩnh cửu. Cái nhỏ và cái lớn.

Những người làm thơ haiku trong cuộc chơi này dẫn ta vào giai điệu ấy.Vừa nghe mưa rơi, tôi vừa bất ngờ bắt gặp bài thơ đầy âm vang vô thanh này:

Con cá thở

Bọt bong bóng vỡ

Mưa phùn

(Nguyễn Thế Thọ)

Hãy lắng nghe cá thở, nghe niềm vui của cá. Hãy lắng nghe bọt nước, nghe mưa phùn, nghe giai điệu tinh tế ấy của đời!

Cùng tác giả này, ta lại thấy:

Đóa hướng dương

Nhú trong vườn cỏ

Ngày không mặt trời

(Nguyễn Thế Thọ)

Giữa khát vọng và thất vọng, là đóa hướng dương ấy, trong một ngày không nắng. Vượt lên niềm vui và nỗi buồn là đóa hướng dương ấy. Đóa hoa ấy sống trong sự vắng mặt của mặt trời mà vẫn không tuyệt vọng. Đó mới thật sự là…hướng dương.

Khi thơ haiku làm cuộc viễn du khắp thế giới thì nguyên tắc về Kigo (quý ngữ, hay từ chỉ mùa) không nhất thiết phải tuân thủ. Tuy nhiên, bài haiku sau đây lại dùng “từ mùa” rất tuyệt:

Cúc áo bung ra

Một cõi trắng ngần

Hạ đến

(Trần Đức Việt)

Có một vẻ đẹp hiện đại, đầy gợi cảm trong bài thơ trên. Ta cảm nhận được cái nóng hổi của mùa hạ và hơi mát tinh khiết của một làn da. Mùa thay áo đổi. Giao cảm giữa người và mùa.

Giữa thời hiện đại, thơ haiku vẫn kéo mọi người về với mùa, với thiên nhiên, với trăng:

Trên đầu ngọn cây

Khoảng trống nơi cành khô gãy

Một mảnh trăng lấp đầy

(Phan Thị Kiều Trang)

Hai nửa vầng trăng

Chơi vơi đầu ngọn sóng

Trong cuộc kiếm tìm nhau

(Trần Thị Bích Liên)

Tuy vậy, đó cũng là thiên nhiên trong âm thức hôm nay:

Những chiếc lá vàng

Xoay tròn điệu valse

Nhạc gió

(Vũ Tam Huề)

Ngay cả cái cô tịch thường thấy trong thơ haiku xưa vẫn được cảm ứng trong một tương chiếu bất ngờ:

Cánh chim hải âu

Đáp xuống cột buồm lão ngư

Hai chấm đen trên biển

(Chinh Văn)

Cánh chim và ngư ông giữa biển trời mênh mang vừa gần gũi vừa biệt lập. Có tương duyên mà vẫn cô đơn.

Thơ haiku nói bằng hình ảnh, thường tránh suy lý. Nhưng đôi khi cũng có thể dung hợp, như bài thơ sau đây:

Vượt lên từ biển mây

Fuji nân mặt trời đỏ rực

Gởi trái chín tặng đời

(Nguyễn Bão)

Đảo hoang

Chim én về làm tổ

Nhựa ấm dần trong cây

(Hà Thiên Sơn)

Thời gian

Mắt thuyền không khép

Bến sông xưa ngược chèo

(Văn Luân)

Hình ảnh “Mắt thuyền không khép” và “bến sông xưa” liên kết với khái niệm “thời gian” tạo nên cái đẹp sinh động và gợi mở nhiều ý nghĩa.

Sự khôn cùng và giấc mơ là đề tài cho một bài haiku đơn sơ mà đầy tình người:

Bé gái

Nhặt mảnh chai

Mơ chiếc hài cô tấm

(Trần Đức Việt)

Vậy là cô Tấm đi vào thơ haiku trong thời chúng ta sống, trong ước vọng và thương yêu, trong bình thường và cái đẹp.

Trong cuộc chơi đầy hào hứng, những người tham gia ngay bước đầu đã thể hiện tình yêu say đắm của mình đối với thơ ca, con người và thiên nhiên.

Cuộc thi chứng tỏ rằng haiku có thể biểu hiện trong tiếng Việt giàu hình tượng và nhạc điệu. Tiếng Việt có thể phát tiết tinh anh trong thể thơ đặc biệt cô đọng này của Nhật Bản.

Nhân loại gặp nhau trong một chén trà, có một nhà văn đã nói như thế. Và ta có thể thêm rằng, chúng ta gặp nhau, đón đợi các người bạn và bắt gặp bản thân mình trong những vẫn thơ tinh tế mang tên là haiku “

Chọn tập
Bình luận