Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tình cảm của anh Sáu dành cho bé thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược nhà cho con gái. “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng.

Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng. Anh bật dậy như bỗng loé lên một sáng kiến lớn: Làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, anh không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quí hiếm – chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý giá ấy. Và anh không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Anh sẽ đặt và trong đấy tất cả tình cha con của mình. Kiếm được ngà voi, mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi anh “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Anh thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”.

Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha – người cha thứ hai của cô bé Thu.

Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật cũng đã đành một lẽ còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của anh không thể đắp cao lên được, vì tìm thấy mồ mả bọn chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết, cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy. Bác Ba bạn của anh đã lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ. Sống như thế và chết như thế hỏi vậy làm sao mà chịu được. Chúng ta buộc phải cầm súng. Và bé Thu không còn là cô bé ngày xưa nữa mà là một cô giao liên thông minh, quả cảm. Thu đi theo con đường mà ba cô đã chọn. Thu đi để trả thù cho quê hương, cho cha mình đã bị bọn giặc giết hại. Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện vè hai cha con anh sẽ còn sống mãi.

Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu. Truyện dẫn người đọc dõi theo số phận và lòng quả cảm, dõi theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai cuộc chiến tranh. Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng đối với chúng ta “cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập đến là người đã khuất, là tổ ấm gia đình không còn tồn tại trọn vẹn trong thực tại. Đó là tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Song cái được mà chúng ta nhìn thấy là không có sự bi lụy xảy ra, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộc đời con người có ít nhiều mất mát xich lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng.

Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về “Chiếc lược ngà” với lời nói cuối cùng của ông – giọng trầm ấm khoan thai – cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích. Truyện cổ tích hiện đại đó đã thành công trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật và giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía truyền cảm. Ông Ba – người kể chuyện – hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Phải là người từng trải sống hết mình vì công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàu tình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị và cảm động như vậy. Đồng thời truyện đã làm sống lại quãng thời gian giữ nước để thông qua đó tác giả muốn người đọc phải suy nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến.

Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!.

Tình cảm của anh Sáu dành cho bé thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược nhà cho con gái. “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng.

Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng. Anh bật dậy như bỗng loé lên một sáng kiến lớn: Làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, anh không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quí hiếm – chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý giá ấy. Và anh không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Anh sẽ đặt và trong đấy tất cả tình cha con của mình. Kiếm được ngà voi, mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi anh “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Anh thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”.

Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha – người cha thứ hai của cô bé Thu.

Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật cũng đã đành một lẽ còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của anh không thể đắp cao lên được, vì tìm thấy mồ mả bọn chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết, cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy. Bác Ba bạn của anh đã lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ. Sống như thế và chết như thế hỏi vậy làm sao mà chịu được. Chúng ta buộc phải cầm súng. Và bé Thu không còn là cô bé ngày xưa nữa mà là một cô giao liên thông minh, quả cảm. Thu đi theo con đường mà ba cô đã chọn. Thu đi để trả thù cho quê hương, cho cha mình đã bị bọn giặc giết hại. Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện vè hai cha con anh sẽ còn sống mãi.

Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu. Truyện dẫn người đọc dõi theo số phận và lòng quả cảm, dõi theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai cuộc chiến tranh. Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng đối với chúng ta “cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập đến là người đã khuất, là tổ ấm gia đình không còn tồn tại trọn vẹn trong thực tại. Đó là tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Song cái được mà chúng ta nhìn thấy là không có sự bi lụy xảy ra, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộc đời con người có ít nhiều mất mát xich lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng.

Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về “Chiếc lược ngà” với lời nói cuối cùng của ông – giọng trầm ấm khoan thai – cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích. Truyện cổ tích hiện đại đó đã thành công trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật và giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía truyền cảm. Ông Ba – người kể chuyện – hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Phải là người từng trải sống hết mình vì công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàu tình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị và cảm động như vậy. Đồng thời truyện đã làm sống lại quãng thời gian giữ nước để thông qua đó tác giả muốn người đọc phải suy nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến.

Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!.

Chọn tập
Bình luận