Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Một số đoạn dị bản khác nhau trong truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

– Truyện này vốn mang nhiều tên gọi khác nhau: Truyện “ Rùa Vàng” ( tức là truyện “ Thần Kim Quy” trong Lĩnh Nam chích quái ), truyện “ Mị Châu Trọng Thuỷ”, truyện “ An Dương Vương” (Thục Kỷ An Dương Vương trong Thiên Nam ngữ lục). Các tác giả Lĩnh Nam chích quái đặt tên cho truyện này là Thần Rùa Vàng, hình như có ý đề cao vai trò của Thần, coi Thần là vai chủ trong truyện. Ý này e không khớp với chủ định các tác giả dân gian. Còn đặt tên truyện là Mị Châu – Trọng Thuỷ thì ý nghĩa của truyện có phần bị thu hẹp vào chỉ một tình tiết của nó. 

Sau đây là mấy nét lớn về các chặng tiến triển và biến đổi của truyện này: 

– Một trong những cội nguồn xưa nhất của truyền thuyết An Dương Vương có thể là truyền thuyết về cuộc xung đột Hùng – Thục – cuộc xung đột dẫn tới việc An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, mở ra một bước phát triển mới của lịch sử dân tộc. 

– Đến bản kể Thần Kim Quy (Lĩnh Nam chích quái), sự kiện này đã bị hiểu lại. Cách hiểu này, – chủ yếu của các vị học giả đời Lí, đời Trần và đầu Lê, – để lại dấu vết đậm nét trong cách giải thích việc An Dương Vương “ xây thành ở đất Việt Thường, hễ đắp tới lại lở tới đấy” do “con vua đời trước (tức vua Hùng) muốn báo thù cho nước”. Đoạn kể về sự phá hoại của yêu tinh quỷ tinh và việc Thần Kim Quy diệt trừ yêu quỷ đầy tính chất hoang đường “nặng nề, vụng dại” rất xa lạ với bản chất cái thần kì trong truyện dân gian. (Các tác giả Lĩnh Nam chích quái, khi biên soạn truyện “Thánh Tản Viên” cũng đưa ra chi tiết giải thích trước nguồn gốc cuộc xung đột Hùng – Thục: Vua Thục hỏi lấy con gái vua Hùng, nhưng bị từ chối). 

Như vậy, tầng xã hội – lịch sử và sinh hoạt sản xuất và căn bản nhất của truyện, tương ứng với thời Âu Lạc, có thể là những chi tiết về chuyện Vua Thục xây Loa Thành và chế nỏ thần dựng nước Âu Lạc. 

– Sau khi nước Âu lạc bị mất vào tay Triệu Đà, truyền thuyết về vua Thục đã được nhân dân nhào nặn lại và đặc biệt được bổ sung tình tiết Mị Châu – Trọng Thuỷ, vốn có cơ sở lịch sử, nhằm giải thích một thảm hoạ có ảnh hưởng sâu sa tới vận mệnh dân tộc và để lại cho muôn đời sau những bài học thấm thía, được nhân dân nghiền ngẫm rất sâu từ biến cố mất nước đầu tiên. 

Căn cứ tài liệu thư tịch từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ XIV đã thấy có tình tiết về cái gọi là “thiên bi tình sử” Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, tình tiết này tiêu biểu cho một tầng xã hội lịch sử và sinh hoạt mới của truyện, tương ứng với thời “Bắc thuộc” và đầu thời tự chủ. 

– Đến các bản ghi trong sách Lĩnh Nam chích quái, nhất là ở sách Thiên Nam ngữ lục ( cuối Lê) thì câu chuyện đã có diện mạo đại khái như bản kể phân tích. Đến chặng này, chủ đề tâm lí xã hội đã xen kẽ với chủ đề lịch sử. “Câu chuyện tình bi thảm” đượm màu sắc truyện cổ tích hoà vào thiên truyền thuyết bi hùng về cuộc chiến tranh giữ nước cuối thời cổ đại. Không thể bỏ qua những yếu tố “phong kiến hoá” rõ nét trong những bản kể này. (Đáng chú ý nhất là việc lấy cái đạo đức tam tòng để bênh vực cho Mị Châu ở Thiên Nam ngữ lục ). 

– Bản kể Cổ Loa được công bố cuối những năm 50 vừa qua đáng chú ý ở xu hướng địa phương hoá của bản thân cốt truyện hơn là ở màu sắc, ít nhiều hiện đại hoá trong cách kể. 

– Truyện này vốn mang nhiều tên gọi khác nhau: Truyện “ Rùa Vàng” ( tức là truyện “ Thần Kim Quy” trong Lĩnh Nam chích quái ), truyện “ Mị Châu Trọng Thuỷ”, truyện “ An Dương Vương” (Thục Kỷ An Dương Vương trong Thiên Nam ngữ lục). Các tác giả Lĩnh Nam chích quái đặt tên cho truyện này là Thần Rùa Vàng, hình như có ý đề cao vai trò của Thần, coi Thần là vai chủ trong truyện. Ý này e không khớp với chủ định các tác giả dân gian. Còn đặt tên truyện là Mị Châu – Trọng Thuỷ thì ý nghĩa của truyện có phần bị thu hẹp vào chỉ một tình tiết của nó. 

Sau đây là mấy nét lớn về các chặng tiến triển và biến đổi của truyện này: 

– Một trong những cội nguồn xưa nhất của truyền thuyết An Dương Vương có thể là truyền thuyết về cuộc xung đột Hùng – Thục – cuộc xung đột dẫn tới việc An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, mở ra một bước phát triển mới của lịch sử dân tộc. 

– Đến bản kể Thần Kim Quy (Lĩnh Nam chích quái), sự kiện này đã bị hiểu lại. Cách hiểu này, – chủ yếu của các vị học giả đời Lí, đời Trần và đầu Lê, – để lại dấu vết đậm nét trong cách giải thích việc An Dương Vương “ xây thành ở đất Việt Thường, hễ đắp tới lại lở tới đấy” do “con vua đời trước (tức vua Hùng) muốn báo thù cho nước”. Đoạn kể về sự phá hoại của yêu tinh quỷ tinh và việc Thần Kim Quy diệt trừ yêu quỷ đầy tính chất hoang đường “nặng nề, vụng dại” rất xa lạ với bản chất cái thần kì trong truyện dân gian. (Các tác giả Lĩnh Nam chích quái, khi biên soạn truyện “Thánh Tản Viên” cũng đưa ra chi tiết giải thích trước nguồn gốc cuộc xung đột Hùng – Thục: Vua Thục hỏi lấy con gái vua Hùng, nhưng bị từ chối). 

Như vậy, tầng xã hội – lịch sử và sinh hoạt sản xuất và căn bản nhất của truyện, tương ứng với thời Âu Lạc, có thể là những chi tiết về chuyện Vua Thục xây Loa Thành và chế nỏ thần dựng nước Âu Lạc. 

– Sau khi nước Âu lạc bị mất vào tay Triệu Đà, truyền thuyết về vua Thục đã được nhân dân nhào nặn lại và đặc biệt được bổ sung tình tiết Mị Châu – Trọng Thuỷ, vốn có cơ sở lịch sử, nhằm giải thích một thảm hoạ có ảnh hưởng sâu sa tới vận mệnh dân tộc và để lại cho muôn đời sau những bài học thấm thía, được nhân dân nghiền ngẫm rất sâu từ biến cố mất nước đầu tiên. 

Căn cứ tài liệu thư tịch từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ XIV đã thấy có tình tiết về cái gọi là “thiên bi tình sử” Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, tình tiết này tiêu biểu cho một tầng xã hội lịch sử và sinh hoạt mới của truyện, tương ứng với thời “Bắc thuộc” và đầu thời tự chủ. 

– Đến các bản ghi trong sách Lĩnh Nam chích quái, nhất là ở sách Thiên Nam ngữ lục ( cuối Lê) thì câu chuyện đã có diện mạo đại khái như bản kể phân tích. Đến chặng này, chủ đề tâm lí xã hội đã xen kẽ với chủ đề lịch sử. “Câu chuyện tình bi thảm” đượm màu sắc truyện cổ tích hoà vào thiên truyền thuyết bi hùng về cuộc chiến tranh giữ nước cuối thời cổ đại. Không thể bỏ qua những yếu tố “phong kiến hoá” rõ nét trong những bản kể này. (Đáng chú ý nhất là việc lấy cái đạo đức tam tòng để bênh vực cho Mị Châu ở Thiên Nam ngữ lục ). 

– Bản kể Cổ Loa được công bố cuối những năm 50 vừa qua đáng chú ý ở xu hướng địa phương hoá của bản thân cốt truyện hơn là ở màu sắc, ít nhiều hiện đại hoá trong cách kể. 

Chọn tập
Bình luận
× sticky