Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Dựa vào bài thơ “Nhàn”, viết bài thuyết minh về vẻ đẹp trong lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nhàn là một sự lựa chọn lối sống của nhà nho ở ẩn. Nhà nho trong quá trình học vỡ sách thánh hiền, mỗi người đều được giáo huấn về thái độ xuất – xử, hành – tàng. Đức Khổng Tử từng dạy môn đệ của mình “Chiếu rải không chỉnh thì không ngồi”. Người quân tử phải lấy trung chính làm đầu. Nếu thời thế không có vương đạo, chính đạo mà chỉ có bá đạo thì kẻ sĩ nên lựa chọn con con đường “Độc thiện kì thân”. Khi xã hội hỗn quân hỗn quan thì nhà nho nên lựa chọn con đường rút lui chốn quan trường để trở về với cuộc sống điền viên sơn thủy mà di dưỡng tính tình. Khát vọng sống nhàn, sống thanh thản hòa mình với thiên nhiên, thưởng thức cảnh non kì thủy tú vì thế đã là một khát vọng lớn của kẻ sĩ thời trung đại. Bởi vậy, một bậc đại thức giả như Trạng Trình lựa chọn lối sống ẩn cư, dưới nhãn quan của người xưa là một sự lựa chọn hợp thời thế, tri túc tri chỉ, biết hành biết tàng đúng lúc. Đúng với minh triết của nhà nho truyền thống.

Bài thơ “Nhàn” mở đầu bằng một câu thơ bảy chữ có lối ngắt nhịp hết sức tự do, linh hoạt và sự xuất hiện, lặp lại từ số đếm “một” đến ba lần tạo nên một tiết tấu nhịp nhàng, diễn tả một trạng thái tâm hồn thảnh thơi, thanh thản. Đó là con người vô sự, không bận chút cơ mưu, tư dục. Về sống chốn điền viên, cụ Nguyễn Bính Khiêm vui thú với công việc trồng cây, cuốc vườn, câu cá. Nhịp sống, công việc không khác gì một lão nông tri điền. Mặc cho ai đó tìm kiếm niềm vui thú khác mình, cụ tự thấy vui khi được thơ thới tâm hồn, vào ra với thiên nhiên ruộng vườn tự do tự tại như chính sự lựa chọn nhẹ nhàng trong xuất-xử của bản thân.

Hai câu ba và bốn cho ta thấy rõ hơn sự lựa chọn của riêng tác giả. Đó là một chọn lựa theo triết lí độc thiện kì thân. Thi nhân đã tự đối lập “ta” với “người”, “khôn” với “dại”, giữa “vắng vẻ” với “lao xao”…Nghệ thuật đối lập đã làm bật nẩy thái độ ứng xử, nhãn quan minh triết của một bậc đại trí. Cái “dại” ở đây là cái “dại” của một bậc thức giả “Đại trí như ngu”. Nghĩa là người có trí lớn không khoe khoang, bề ngoài xem ra rất vụng về, dại dột nhưng thực chất bên trong ẩn dấu một triết lí thâm hậu, một bản lĩnh siêu việt, nếu nhìn bằng con mắt tục nhân ta đâu dễ nhận ra. Trong tiếng Việt, đại từ phiếm chỉ “ai” cũng như đại từ “người” là những đại từ có khả năng khái quát hóa rất cao. Do đó, trong ngữ cảnh của bài thơ thì “ta” ở đây chính là cái tôi tác giả, cái tôi cá nhân đối lập với “ai”, với “người”, với số đông, với đám chúng nhân thường tình đang đôn đáo, vật vã với kiếp mưu sinh chốn quan trường hiểm hốc.

Cách hành xử ấy ngày nay ta thường gọi đó là túyp người giỏi che dấu cảm xúc thực của mình. Trong tình cảnh rối ren, cương thường đảo lộn, lí tưởng trung quân bị phá sản thì sự rút lui của Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm ở thời điểm đang đứng trên bục cao của bậc danh vọng thì dưới mắt người đời có thể là “dại”, nhưng tác giả đánh đổi tất cả để được sống thanh thản, bình yên nơi vắng vẻ, xa lánh chốn phồn tạp của triều thị.

Là một bậc đại trí, đại nhân làu thông kinh sử, Nguyễn Bính Khiêm chắc rất thấm thía câu thơ Ức Trai thưở nào: “Dưới công danh đeo khổ nhục/ Trong dại dột có công hầu”. Bởi thế, dưỡng tâm, giữ thân trong bối cảnh xã hội mà lí tưởng nhà nho đang rơi vào khủng hoảng lại là một hành xử rất nhân bản.

Rút khỏi chốn triều thị, cuộc sống của Trạng Trình gắn bó rất đỗi tự nhiên với nhịp sống bốn mùa của đất trời. Mùa nào thức nấy, thanh đạm nhưng cũng không kém phần thanh cao. Một “ta” ung dung tận hưởng lộc tự nhiên của trời đất. Vui thì uống rượu, thích thì nghỉ ngơi. Tất cả vượt lên thói tham-sân-si thường tình, thi nhân hướng theo triết lí thuận theo lẽ tự nhiên, vô vi của Lão-Trang, mặc thế sự vần xoay. Riêng ta một cõi. Phú quý được xem là một giấc chiêm bao.

Đỗ Phủ từng nói: “Dụng điển như dụng muối”. Nghệ thuật sử dụng điển cố phải đạt đến độ tinh xảo như muối được hòa tan vào nước, nếu không nếm mùi vị thì không thể nhận ra. Điển phải hòa hợp một cách tự nhiên với bài thơ đến mức không để lại dấu vết công phu mới đạt tới kĩ xảo trong nghệ thuật sáng tạo thơ cổ. Ở hai câu kết bài thơ “Nhàn” của mình, Nguyễn Bính Khiêm đã sử dụng một điển cố nhưng nếu không am tường văn hóa trung đại, chắc không mấy ai nhận ra nhà thơ đã dụng điển ở đây. Mượn điển xưa, thi nhân gửi vào đây triết lí: công danh, phú quý ở đời chỉ là giấc chiêm bao! Hai câu thơ kết làm tôi liên tưởng đến một lời ca của Cao Chu Thần:“Phong tiền tửu điểm hữu mĩ tửu/Tỉnh giả thường thiểu, túy giá đồng”. (Sa hành đoản ca), (Kẻ hám danh lợi khác nào người say rượu/Những kẻ say rượu thì nhiều vô kể, còn kẻ tỉnh thì ít).

Trên con đường bôn ba tìm lợi danh, vật lộn trong cuộc mưu sinh, cái giá mà khách danh lợi phải trả là quá đắt. Con đường đi tới phú quý mịt mù biết bao! Như một suy tưởng của Lê Thánh Tông về danh lợi: “Khách danh lợi, buồm xuôi ngược” (Chùa Non Nước). Con người đôn đáo chạy theo bã công danh là phường danh lợi, còn những vật lộn trong cuộc đời tựa như những cánh buồm xuôi ngược. Con đường ấy gian nan như thi tiên Lí Bạch hơn nghìn năm trước đã than thở: “Hành lộ nan! Hành lộ nan!/Đa kì lộ, kim an tại” (Đường đi khó! Đường đi khó!/Nhiều ngã rẽ, nay ở đâu?).

Thi nhân Nguyễn Bính Khiêm tìm đến men say là để “tỉnh dậy”. Tỉnh dậy để nhận ra rằng “phú quý tựa chiêm bao”. Đây là lời tác giả răn mình, nhưng lại có tác dụng cảnh tỉnh người đọc. Tại sao vậy? Có lẽ bởi thi nhân cảm nhận được từ cuộc đời mình, và hơn hết tác giả viết bằng trái tim chân thành, nỗi lòng nặng với thế sự của một bậc đại nhân đại trí.

Đâu rồi những khuôn vàng thước ngọc của thơ Đường? Đâu rồi những câu hay từ đắt? Người đọc chẳng thấy đâu cả! Chỉ thấy một bài thơ gần gũi, giản dị mà ở đó hiện lên chân dung một con người vượt lên trên danh lợi, một nhân cách thanh cao, một lối sống “nhàn” trước cuộc sống tươi đẹp chốn thôn ổ.

Để có được một thái độ dám xem phú quý là giấc chiêm bao, công danh chỉ là ảo ảnh của thân kiến làm tổ cành hòe, thi nhân trước tiên phải có riêng một quan niệm, một nhãn giới để phân biệt cái gì là thiết thân và cái gì là vật ngoài thân. Minh triết sống của thi nhân chính là ở điểm này.

Được sống hài hòa với tự nhiên là một khát vọng của con người tự cổ chí kim. Thi nhân thời trung đại quan niệm “Thân nhân tiểu thiên địa”, con người là một tiểu vũ trụ và trong quan hệ với trời đất, với vũ trụ thì quan hệ lí tưởng, quan hệ hài hòa nhất đấy là tương quan “Thiên nhân hợp nhất”, “Thiên nhân cảm ứng”, trời và người hòa hợp làm một, trời có thể thấu hiểu được lòng người trong mối tương thông và giao cảm kì diệu. Nhàn, vì thế là một triết lí sống thanh cao, sống hòa đồng với tự nhiên. Nhà thơ đã tìm thấy biểu tượng đạo đức trong thiên nhiên. Ở bài thơ “Nhàn”, chúng ta bắt gặp một “tiểu thiên địa” đã hợp nhất với “đại vũ trụ” ở một cấp độ hài hòa lí tưởng: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao/Rượu đến cội cây ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Ở đây, Bạch Vân cư sĩ đã hòa mình tuyệt đối với thiên nhiên, đất trời để di dưỡng cõi tâm hồn.

Với lời thơ được Việt hóa, tình yêu thiên nhiên chan chứa cùng tấm lòng thanh cao, thuần đức. Bài thơ cho ta thấy một nhân cách lớn: “Thanh vắng thú quê giàu mấy của/Dữ lành miệng thế mặc chê khen”.

Lối sống ấy, con người ấy đã mang đến cho thơ ca trung đại loại hình nhà nho ở ẩn vô cùng độc đáo và hấp dẫn, một quan niệm nhân sinh giàu tính nhân văn. Suy đến cùng, mọi vinh nhục, khôn dại là ở quan niệm và sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Hóa giải được mọi đối cực của đời để được là chính mình quả là một triết lí sống của bậc cao nhân. Được hòa mình với đời sống thôn dã để giữ được nhân cách một kẻ sĩ chân chính thì lối sống ấy ta gặp lại trong câu thơ của Hồ Chí Minh về sau: Người mà như thế kém gì tiên!

Nhàn là một sự lựa chọn lối sống của nhà nho ở ẩn. Nhà nho trong quá trình học vỡ sách thánh hiền, mỗi người đều được giáo huấn về thái độ xuất – xử, hành – tàng. Đức Khổng Tử từng dạy môn đệ của mình “Chiếu rải không chỉnh thì không ngồi”. Người quân tử phải lấy trung chính làm đầu. Nếu thời thế không có vương đạo, chính đạo mà chỉ có bá đạo thì kẻ sĩ nên lựa chọn con con đường “Độc thiện kì thân”. Khi xã hội hỗn quân hỗn quan thì nhà nho nên lựa chọn con đường rút lui chốn quan trường để trở về với cuộc sống điền viên sơn thủy mà di dưỡng tính tình. Khát vọng sống nhàn, sống thanh thản hòa mình với thiên nhiên, thưởng thức cảnh non kì thủy tú vì thế đã là một khát vọng lớn của kẻ sĩ thời trung đại. Bởi vậy, một bậc đại thức giả như Trạng Trình lựa chọn lối sống ẩn cư, dưới nhãn quan của người xưa là một sự lựa chọn hợp thời thế, tri túc tri chỉ, biết hành biết tàng đúng lúc. Đúng với minh triết của nhà nho truyền thống.

Bài thơ “Nhàn” mở đầu bằng một câu thơ bảy chữ có lối ngắt nhịp hết sức tự do, linh hoạt và sự xuất hiện, lặp lại từ số đếm “một” đến ba lần tạo nên một tiết tấu nhịp nhàng, diễn tả một trạng thái tâm hồn thảnh thơi, thanh thản. Đó là con người vô sự, không bận chút cơ mưu, tư dục. Về sống chốn điền viên, cụ Nguyễn Bính Khiêm vui thú với công việc trồng cây, cuốc vườn, câu cá. Nhịp sống, công việc không khác gì một lão nông tri điền. Mặc cho ai đó tìm kiếm niềm vui thú khác mình, cụ tự thấy vui khi được thơ thới tâm hồn, vào ra với thiên nhiên ruộng vườn tự do tự tại như chính sự lựa chọn nhẹ nhàng trong xuất-xử của bản thân.

Hai câu ba và bốn cho ta thấy rõ hơn sự lựa chọn của riêng tác giả. Đó là một chọn lựa theo triết lí độc thiện kì thân. Thi nhân đã tự đối lập “ta” với “người”, “khôn” với “dại”, giữa “vắng vẻ” với “lao xao”…Nghệ thuật đối lập đã làm bật nẩy thái độ ứng xử, nhãn quan minh triết của một bậc đại trí. Cái “dại” ở đây là cái “dại” của một bậc thức giả “Đại trí như ngu”. Nghĩa là người có trí lớn không khoe khoang, bề ngoài xem ra rất vụng về, dại dột nhưng thực chất bên trong ẩn dấu một triết lí thâm hậu, một bản lĩnh siêu việt, nếu nhìn bằng con mắt tục nhân ta đâu dễ nhận ra. Trong tiếng Việt, đại từ phiếm chỉ “ai” cũng như đại từ “người” là những đại từ có khả năng khái quát hóa rất cao. Do đó, trong ngữ cảnh của bài thơ thì “ta” ở đây chính là cái tôi tác giả, cái tôi cá nhân đối lập với “ai”, với “người”, với số đông, với đám chúng nhân thường tình đang đôn đáo, vật vã với kiếp mưu sinh chốn quan trường hiểm hốc.

Cách hành xử ấy ngày nay ta thường gọi đó là túyp người giỏi che dấu cảm xúc thực của mình. Trong tình cảnh rối ren, cương thường đảo lộn, lí tưởng trung quân bị phá sản thì sự rút lui của Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm ở thời điểm đang đứng trên bục cao của bậc danh vọng thì dưới mắt người đời có thể là “dại”, nhưng tác giả đánh đổi tất cả để được sống thanh thản, bình yên nơi vắng vẻ, xa lánh chốn phồn tạp của triều thị.

Là một bậc đại trí, đại nhân làu thông kinh sử, Nguyễn Bính Khiêm chắc rất thấm thía câu thơ Ức Trai thưở nào: “Dưới công danh đeo khổ nhục/ Trong dại dột có công hầu”. Bởi thế, dưỡng tâm, giữ thân trong bối cảnh xã hội mà lí tưởng nhà nho đang rơi vào khủng hoảng lại là một hành xử rất nhân bản.

Rút khỏi chốn triều thị, cuộc sống của Trạng Trình gắn bó rất đỗi tự nhiên với nhịp sống bốn mùa của đất trời. Mùa nào thức nấy, thanh đạm nhưng cũng không kém phần thanh cao. Một “ta” ung dung tận hưởng lộc tự nhiên của trời đất. Vui thì uống rượu, thích thì nghỉ ngơi. Tất cả vượt lên thói tham-sân-si thường tình, thi nhân hướng theo triết lí thuận theo lẽ tự nhiên, vô vi của Lão-Trang, mặc thế sự vần xoay. Riêng ta một cõi. Phú quý được xem là một giấc chiêm bao.

Đỗ Phủ từng nói: “Dụng điển như dụng muối”. Nghệ thuật sử dụng điển cố phải đạt đến độ tinh xảo như muối được hòa tan vào nước, nếu không nếm mùi vị thì không thể nhận ra. Điển phải hòa hợp một cách tự nhiên với bài thơ đến mức không để lại dấu vết công phu mới đạt tới kĩ xảo trong nghệ thuật sáng tạo thơ cổ. Ở hai câu kết bài thơ “Nhàn” của mình, Nguyễn Bính Khiêm đã sử dụng một điển cố nhưng nếu không am tường văn hóa trung đại, chắc không mấy ai nhận ra nhà thơ đã dụng điển ở đây. Mượn điển xưa, thi nhân gửi vào đây triết lí: công danh, phú quý ở đời chỉ là giấc chiêm bao! Hai câu thơ kết làm tôi liên tưởng đến một lời ca của Cao Chu Thần:“Phong tiền tửu điểm hữu mĩ tửu/Tỉnh giả thường thiểu, túy giá đồng”. (Sa hành đoản ca), (Kẻ hám danh lợi khác nào người say rượu/Những kẻ say rượu thì nhiều vô kể, còn kẻ tỉnh thì ít).

Trên con đường bôn ba tìm lợi danh, vật lộn trong cuộc mưu sinh, cái giá mà khách danh lợi phải trả là quá đắt. Con đường đi tới phú quý mịt mù biết bao! Như một suy tưởng của Lê Thánh Tông về danh lợi: “Khách danh lợi, buồm xuôi ngược” (Chùa Non Nước). Con người đôn đáo chạy theo bã công danh là phường danh lợi, còn những vật lộn trong cuộc đời tựa như những cánh buồm xuôi ngược. Con đường ấy gian nan như thi tiên Lí Bạch hơn nghìn năm trước đã than thở: “Hành lộ nan! Hành lộ nan!/Đa kì lộ, kim an tại” (Đường đi khó! Đường đi khó!/Nhiều ngã rẽ, nay ở đâu?).

Thi nhân Nguyễn Bính Khiêm tìm đến men say là để “tỉnh dậy”. Tỉnh dậy để nhận ra rằng “phú quý tựa chiêm bao”. Đây là lời tác giả răn mình, nhưng lại có tác dụng cảnh tỉnh người đọc. Tại sao vậy? Có lẽ bởi thi nhân cảm nhận được từ cuộc đời mình, và hơn hết tác giả viết bằng trái tim chân thành, nỗi lòng nặng với thế sự của một bậc đại nhân đại trí.

Đâu rồi những khuôn vàng thước ngọc của thơ Đường? Đâu rồi những câu hay từ đắt? Người đọc chẳng thấy đâu cả! Chỉ thấy một bài thơ gần gũi, giản dị mà ở đó hiện lên chân dung một con người vượt lên trên danh lợi, một nhân cách thanh cao, một lối sống “nhàn” trước cuộc sống tươi đẹp chốn thôn ổ.

Để có được một thái độ dám xem phú quý là giấc chiêm bao, công danh chỉ là ảo ảnh của thân kiến làm tổ cành hòe, thi nhân trước tiên phải có riêng một quan niệm, một nhãn giới để phân biệt cái gì là thiết thân và cái gì là vật ngoài thân. Minh triết sống của thi nhân chính là ở điểm này.

Được sống hài hòa với tự nhiên là một khát vọng của con người tự cổ chí kim. Thi nhân thời trung đại quan niệm “Thân nhân tiểu thiên địa”, con người là một tiểu vũ trụ và trong quan hệ với trời đất, với vũ trụ thì quan hệ lí tưởng, quan hệ hài hòa nhất đấy là tương quan “Thiên nhân hợp nhất”, “Thiên nhân cảm ứng”, trời và người hòa hợp làm một, trời có thể thấu hiểu được lòng người trong mối tương thông và giao cảm kì diệu. Nhàn, vì thế là một triết lí sống thanh cao, sống hòa đồng với tự nhiên. Nhà thơ đã tìm thấy biểu tượng đạo đức trong thiên nhiên. Ở bài thơ “Nhàn”, chúng ta bắt gặp một “tiểu thiên địa” đã hợp nhất với “đại vũ trụ” ở một cấp độ hài hòa lí tưởng: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao/Rượu đến cội cây ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Ở đây, Bạch Vân cư sĩ đã hòa mình tuyệt đối với thiên nhiên, đất trời để di dưỡng cõi tâm hồn.

Với lời thơ được Việt hóa, tình yêu thiên nhiên chan chứa cùng tấm lòng thanh cao, thuần đức. Bài thơ cho ta thấy một nhân cách lớn: “Thanh vắng thú quê giàu mấy của/Dữ lành miệng thế mặc chê khen”.

Lối sống ấy, con người ấy đã mang đến cho thơ ca trung đại loại hình nhà nho ở ẩn vô cùng độc đáo và hấp dẫn, một quan niệm nhân sinh giàu tính nhân văn. Suy đến cùng, mọi vinh nhục, khôn dại là ở quan niệm và sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Hóa giải được mọi đối cực của đời để được là chính mình quả là một triết lí sống của bậc cao nhân. Được hòa mình với đời sống thôn dã để giữ được nhân cách một kẻ sĩ chân chính thì lối sống ấy ta gặp lại trong câu thơ của Hồ Chí Minh về sau: Người mà như thế kém gì tiên!

Chọn tập
Bình luận
× sticky