Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Qua các bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, hãy nêu cảm nhận của mình về đời sống tâm hồn của người dân lao động

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Khái niệm Ca dao: là thể loại thơ ca dân gian ghi lại một cách sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm vô cùng phong phú của nhân dân lao động. Những niềm vui, nỗi buốn, những cung bậc tình cảm, thái độ ứng xử, đánh giá đối với các hiện tượng trong đời sống xã hội…. của nhân dân đều được thể hiện qua các câu ca dao giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh.

Nội dung của ca dao: diễn tả sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

Chú ý: phân loại, sắp xếp các bài ca dao theo từng chủ đề (tương ứng với nó là đặc điểm tình cảm, thái độ của tác giả dân gian): 

– Ca dao than thân: là lời than trách cho số phận bất công, không may mắn, lời tố cáo với những thế lực áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Đồng thời, than thân cũng là một hình thức tự ý thức cảnh ngộ, số phận của mình, và xét trên một khía cạnh nào đó, nó cũng là một hình thức phủ định, phản kháng lại hiện thực xã hội bất công. Phần nhiều các bài ca dao than thân là lời của người phụ nữ (mở đầu với môtíp quen thuộc là “Thân em như”), các bài ca dao của những người đi ở đợ, những người có số phận hẩm hiu… Đáng chú ý là ở nhiều bài ca dao than thân, vẻ đẹp tâm hồn người lao động không chỉ thể hiện ở sự phủ định hiện thực bất công, mà còn thể hiện sự lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp phía trước (Chớ than phận khó ai ơi – Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây)

– Ca dao yêu thương tình nghĩa. Đây là bộ phận ca dao chiếm số lượng phong phú nhất trong kho tàng ca dao. Các bài ca dao trong chủ đề này thể hiện muôn hình vạn trạng những cung bậc tình cảm của nhân dân lao động: tình yêu lứa đôi (nhớ nhung, mong ước, hy vọng, đợi chờ…), tình cảm gia đình (nghĩa vợ chồng, tình cảm cha con, mẹ con, tình cảm giữa anh chị em, tình cảm với ông bà, tổ tiên…), tình cảm với cộng đồng xã hội…

– Ca dao hài hước, châm biếm. Đây là bộ phận ca dao rất giàu tính chiến đấu, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, lối sống lành mạnh, khỏe khoắn của nhân dân lao động. Đồng thời, các bài ca dao cũng thể hiện tinh thần phê phán (và tự phê phán) với nhiều cấp độ khác nhau, hướng đến nhiều đối tượng trong đời sống xã hội.

– Ca dao về chủ đề quê hương đất nước: Các địa danh, các thắng cảnh, các vùng miền cũng hiện diện trong ca dao. Các bài ca dao trong chủ đề này thể hiện sự gắn bó, yêu quý thiết tha của người dân lao động với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình, và rộng ra, là niềm tự hào, tình yêu với quê hương đất nước.

Tống kết: Ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động: thủy chung, giàu tình nghĩa, tình yêu thương, luôn lạc quan yêu đời, yêu quê hương tha thiết …

Khái niệm Ca dao: là thể loại thơ ca dân gian ghi lại một cách sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm vô cùng phong phú của nhân dân lao động. Những niềm vui, nỗi buốn, những cung bậc tình cảm, thái độ ứng xử, đánh giá đối với các hiện tượng trong đời sống xã hội…. của nhân dân đều được thể hiện qua các câu ca dao giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh.

Nội dung của ca dao: diễn tả sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

Chú ý: phân loại, sắp xếp các bài ca dao theo từng chủ đề (tương ứng với nó là đặc điểm tình cảm, thái độ của tác giả dân gian): 

– Ca dao than thân: là lời than trách cho số phận bất công, không may mắn, lời tố cáo với những thế lực áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Đồng thời, than thân cũng là một hình thức tự ý thức cảnh ngộ, số phận của mình, và xét trên một khía cạnh nào đó, nó cũng là một hình thức phủ định, phản kháng lại hiện thực xã hội bất công. Phần nhiều các bài ca dao than thân là lời của người phụ nữ (mở đầu với môtíp quen thuộc là “Thân em như”), các bài ca dao của những người đi ở đợ, những người có số phận hẩm hiu… Đáng chú ý là ở nhiều bài ca dao than thân, vẻ đẹp tâm hồn người lao động không chỉ thể hiện ở sự phủ định hiện thực bất công, mà còn thể hiện sự lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp phía trước (Chớ than phận khó ai ơi – Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây)

– Ca dao yêu thương tình nghĩa. Đây là bộ phận ca dao chiếm số lượng phong phú nhất trong kho tàng ca dao. Các bài ca dao trong chủ đề này thể hiện muôn hình vạn trạng những cung bậc tình cảm của nhân dân lao động: tình yêu lứa đôi (nhớ nhung, mong ước, hy vọng, đợi chờ…), tình cảm gia đình (nghĩa vợ chồng, tình cảm cha con, mẹ con, tình cảm giữa anh chị em, tình cảm với ông bà, tổ tiên…), tình cảm với cộng đồng xã hội…

– Ca dao hài hước, châm biếm. Đây là bộ phận ca dao rất giàu tính chiến đấu, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, lối sống lành mạnh, khỏe khoắn của nhân dân lao động. Đồng thời, các bài ca dao cũng thể hiện tinh thần phê phán (và tự phê phán) với nhiều cấp độ khác nhau, hướng đến nhiều đối tượng trong đời sống xã hội.

– Ca dao về chủ đề quê hương đất nước: Các địa danh, các thắng cảnh, các vùng miền cũng hiện diện trong ca dao. Các bài ca dao trong chủ đề này thể hiện sự gắn bó, yêu quý thiết tha của người dân lao động với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình, và rộng ra, là niềm tự hào, tình yêu với quê hương đất nước.

Tống kết: Ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động: thủy chung, giàu tình nghĩa, tình yêu thương, luôn lạc quan yêu đời, yêu quê hương tha thiết …

Chọn tập
Bình luận
× sticky