Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Nghị luận xã hội về “Ích kỷ và vị tha” trong xã hội

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tính ích kỉ và lòng vị tha đối lập với nhau như nước với lửa, như đen với trắng. Lòng vị tha cao quý và đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ nhỏ nhen đáng phê phán bấy nhiêu.

Thế nào là ích kỉ? Ích kỉ là chỉ biết lợi ích riêng cho mình. Còn ích kỉ hại nhân là vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Tính xấu này là mục tiêu châm biếm của tục ngữ, ca dao trào phúng ngày xưa: “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc” ; “Của mình thì giữ bo bo, Của người thì mặc cho bò nó ăn” ; “Trăm nhát cuốc giật cả vào lòng”…

Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng không bị thiệt thòi. Phương châm sống của hạng người này là giành phần thuận lợi về mình, đùn đẩy khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên. Khi cảm thấy bất lợi, nhất là lúc gian nan nguy hiểm thì chẳng thấy mặt họ đâu. Đúng như trong câu tục ngữ :”Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”.

Tính ích kỉ biểu hiện đưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Thấp thì lười biếng, tham ăn, ăn trộm ăn cắp, cao thì dối trá, lừa lọc, hối lộ mưu cầu lợi lộc, tham nhũng, biến của người thành của mình… Kẻ ích kỉ thường nghĩ tới lợi ích cá nhân mà không nghĩ tới những thiệt hại mình gây ra cho người khác. Thái độ của nhân dân ta đối với thói xấu này là phê phán và lên án.

Trái ngược với thói ích kỉ là lòng vị tha. Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác. Có thể vì người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Thấm nhuần tư tưởng nhân ái, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu: “Thương người như thể thương thân”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”; “Lá lành đùm lá rách”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Mỗi người có một vị trí, vai trò trong xã hội, vì thế mà dù quen biết hay không quen biết, dù thân thuộc hay không thân thuộc, tất cả mọi người đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ tới quyền lợi của những người xung quanh.

Lòng vị tha quý giá và cao cả như thế nhưng nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ vui buồn với đồng bào mình và đồng loại. Phong trào làm việc thiện trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ trên khắp đất nước là thể hiện cụ thể của lòng vị tha. Đợt thiện nguyện vừa qua của đoàn đại diện cho Blog Tiếng Việt đến với đồng bào Rục ở Quảng Bình cũng chứng minh cho sức mạnh của lòng vị tha cao quý có sức lan toả đến trái tim và tâm hồn của chúng ta. Ta giúp người chính là giúp bản thân mình. Làm điều thiện giúp cho lòng ta thanh thản, vui vẻ. Thế chẳng đúng là mình làm cho mình sao?!

Lòng vị tha tuy xuất phát từ cái Tâm nhưng cũng đòi hỏi có cả sự hiểu biết sâu rộng, sáng suốt mới có được lòng vị tha đúng đắn trong mọi hoàn cảnh và mọi việc làm.

Sinh thời, nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em ơi biết không?! Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi!”. Đó là ngọn gió mát lành của lòng nhân ái và vị tha, phải không các bạn

Tính ích kỉ và lòng vị tha đối lập với nhau như nước với lửa, như đen với trắng. Lòng vị tha cao quý và đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ nhỏ nhen đáng phê phán bấy nhiêu.

Thế nào là ích kỉ? Ích kỉ là chỉ biết lợi ích riêng cho mình. Còn ích kỉ hại nhân là vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Tính xấu này là mục tiêu châm biếm của tục ngữ, ca dao trào phúng ngày xưa: “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc” ; “Của mình thì giữ bo bo, Của người thì mặc cho bò nó ăn” ; “Trăm nhát cuốc giật cả vào lòng”…

Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng không bị thiệt thòi. Phương châm sống của hạng người này là giành phần thuận lợi về mình, đùn đẩy khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên. Khi cảm thấy bất lợi, nhất là lúc gian nan nguy hiểm thì chẳng thấy mặt họ đâu. Đúng như trong câu tục ngữ :”Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”.

Tính ích kỉ biểu hiện đưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Thấp thì lười biếng, tham ăn, ăn trộm ăn cắp, cao thì dối trá, lừa lọc, hối lộ mưu cầu lợi lộc, tham nhũng, biến của người thành của mình… Kẻ ích kỉ thường nghĩ tới lợi ích cá nhân mà không nghĩ tới những thiệt hại mình gây ra cho người khác. Thái độ của nhân dân ta đối với thói xấu này là phê phán và lên án.

Trái ngược với thói ích kỉ là lòng vị tha. Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác. Có thể vì người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Thấm nhuần tư tưởng nhân ái, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu: “Thương người như thể thương thân”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”; “Lá lành đùm lá rách”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Mỗi người có một vị trí, vai trò trong xã hội, vì thế mà dù quen biết hay không quen biết, dù thân thuộc hay không thân thuộc, tất cả mọi người đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ tới quyền lợi của những người xung quanh.

Lòng vị tha quý giá và cao cả như thế nhưng nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ vui buồn với đồng bào mình và đồng loại. Phong trào làm việc thiện trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ trên khắp đất nước là thể hiện cụ thể của lòng vị tha. Đợt thiện nguyện vừa qua của đoàn đại diện cho Blog Tiếng Việt đến với đồng bào Rục ở Quảng Bình cũng chứng minh cho sức mạnh của lòng vị tha cao quý có sức lan toả đến trái tim và tâm hồn của chúng ta. Ta giúp người chính là giúp bản thân mình. Làm điều thiện giúp cho lòng ta thanh thản, vui vẻ. Thế chẳng đúng là mình làm cho mình sao?!

Lòng vị tha tuy xuất phát từ cái Tâm nhưng cũng đòi hỏi có cả sự hiểu biết sâu rộng, sáng suốt mới có được lòng vị tha đúng đắn trong mọi hoàn cảnh và mọi việc làm.

Sinh thời, nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em ơi biết không?! Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi!”. Đó là ngọn gió mát lành của lòng nhân ái và vị tha, phải không các bạn

Chọn tập
Bình luận