Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” thể hiện thiên tài của Nguyễn Trãi, đỉnh cao về tư tưởng, và nghệ thuật của nền văn hiến Đại Việt trong thế kỉ XV. Cùng với Lam Sơn thực lụcQuân trung từ mệnh tậpỨc Trai thi tậpQuốc âm thi tập… Bình Ngô đại cáo đã làm cho ngôi sao Khuê trở nên chói sáng và lấp lánh ngàn thu. 

Mùa xuân năm 1428, cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh xâm lược hoàn toàn thắng lợi. Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc “nên công oanh liệt ngàn năm”, tuyên bố nước Đại Việt bước vào một kỉ nguyên mới độc lập bền vững, “muôn thủa nền thái bình vững chắc”.

1. Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Bình Ngô đại cáo là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: 

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt bọn giặc tàn bạo, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa. Nhân nghĩa vẫn là học thuyết của Nho giáo đề cao đạo đức, tình nhân ái giữa con người với nhau. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân và của dân tộc làm gốc. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, phải đánh giặc để cứu nước, cứu dân; “triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân” (Phạm Văn Đồng). Trong nhiều bức thư gửi tướng tá giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân dân và dân tộc, nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ chúng: “Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là “điếu dân phạt tội’’, kì thực làm việc bạo tàn, ăn cướp đứt nước tư, bóc lột nhân dân tư, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn các làng không được sống yên. Nhân nghĩa mù lại thế ư?”  (Lại thư trả lời Phương Chính). 

Trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định nền văn hoá Việt Nam, nền văn hiến Đại Việt và con người Việt Nam, một dân tộc văn minh, anh hùng. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng, Nguyễn Trãi đại diện cho đất nước chiến thắng đã nêu cao giá trị lớn lao của truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: 

Như nước Đại Việt ta từ trước, 

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 

Núi sông bờ cõi đã chia, 

Phong tục Bắc Nam cũng khác 

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập, 

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, 

Mỗi bên xưng để một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau 

Song hào kiệt đời nào cũng có Nền văn hiến Đại Việt, nền “văn hoá Thăng Long” được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử “đã lâu”, đã có “từ trước” đằng đẵng mấy nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền “núi sông bờ cõi”, mà còn thuần phong mĩ tục mang bản sắc riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng “bao giờ gây nền độc lập”, đã từng “xưng đế một phương”, có nhiều nhân tài, hào kiệt. Phải có mấy trăm năm độc lập dưới các triều đại Đinh, Lê, Lí, Trần…, phải có những trang sử vàng chói lọi (Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đỏ, Ô Mã Nhi bị giết tươi, bị bắt sống…) phải có những con người “trí mưu tài thức” đã làm nên “thi thư” của Đại Việt, của nền văn minh sông Hồng, thì Nguyễn Trãi mới có thể viết nên những lời tuyên ngôn đĩnh đạc hào hùng như vậy. Nếu như bốn trăm năm về trước, trong Nam quốc sơn hà, Lí Thường Kiệt chí mới xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường dân tộc, thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, đó là: văn hiến, phong tục, lịch sử và nhân tài. Điều đó cho thấy ý thức dân tộc của nhân dân ta đã phát triển trên một tầm cao mới trong thế kỉ XV, và đó cũng là tinh anh, tinh hoa của tư tưởng Nguyễn Trãi. 

2. Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ. 

Năm 1407, nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang mấy chục vạn quân kéo sang xâm lược nước ta. Lúc đầu thì lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, nhưng sau đó, chúng đã chia đất nước ta thành quận huyện, thi hành một chính sách cai trị vô cùng độc ác: 

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ, 

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nguyễn Trãi đã căm giận lên án tội ác vô cùng dã man của “quân cuồng Minh”. Chúng đã tàn sát nhân dân ta một cách man rợ: 

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, 

Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ. Sử sách còn ghi lại bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm “dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế”: rán mỡ người lấy dầu, rút ruột người treo lên cây, thui người trên giàn lửa, phanh thây đàn bà có thai… Chúng bắt nhân dân ta phải xuống biển mò ngọc trai, lên rừng sâu đãi cát, tìm vàng, cống nạp ngà voi, hươu đen, trả biếc,… Sưu thuê chồng chất, phu phen lao dịch nặng nề. Chúng đã tàn phá môi sinh, môi trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong: 

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, 

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi 

(…) Vét sản vật, bắt dò chim trá, chốn chốn lưới chăng, 

Nhiễu nhân dân, bắt bầy hươu đen, nơi nơi cạm đặt 

Tổn hại cả giốngcôn trùng cây cỏ, 

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng… Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn, bầy quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng và tài sản nhân dân ta: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán Tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa hết mùi dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người người đều căm giận”.Câu văn cảm thán của Nguyễn Trãi cất lên như một lời nguyền, chất chứa căm hờn, oán giận, xúc động lay tỉnh hồn người:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, 

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi! Lấy trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của quân “cuồng Minh”, cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng người, vào bia miệng đến nghìn năm vẫn chưa phai. Nguyễn Trãi đã từng “tiễn cha lên ải Bắc…”, từng nếm mật nằm gai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh hiếu chiến là “giảo đồng” (trẻ ranh, nhãi ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ “nhút nhát”. Đó cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý chí sắt đá chống quân xâm lược, chống lũ bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến: 

Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng, 

Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy!

3. Ta đây: núi Lam Sơn dấy nghĩa. 

Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi. Trong bia Vĩnh Lăng, các bài thơ Hạ tiệpĐề kiếm… đều có nói đến Lê Lợi, nhưng chỉ trong Bình Ngô đại cáo, Lê Lợi mới được thể hiện một cách tuyệt đẹp, tiêu biểu cho tinh hoa và khí phách của Đại Việt. Là một anh hùng của nhân dân giàu lòng yêu nước, nuôi chí lớn phục thù, phục quốc, đã từng nhiều năm mai danh ẩn tích đón đợi thời cơ: 

Ta đây 

Núi Lam Sơn dấy nghĩa. 

Chốn hoang dã nương mình. Con người ấy đã gắn bó với nhân dân, đã đau trong nỗi đau lầm than của dân tộc, đã “nếm mật nằm gai”, đã “đau lòng nhức óc suốt mấy chục năm trời”, quyết không đội trời chung với giặc: 

Ngẫm thù lớn há đội trời chung, 

Căm giặc nước thề không cùng sống. Con người ấy tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam, có một nhãn quan lịch sử nhìn suốt thời gian và nắm chắc vận mệnh dân tộc: 

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, 

Ngẫm trước đến nay: lẽ hưng phế đắn do càng kỹ. 

Những trằn trọc trong cơn mộng mị, 

Chỉ băn khoan một nỗi đồ hồi. Ngày đầu khởi nghĩa, quân không quá 2.000 người, có lúc “cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh… khí giới thì thật tay không” (Quân trung từ mệnh tập). Thế và lực, giữa ta và giặc vô cùng chênh lệch: “Vừa lúc cờ khỏi nghĩa dấy lên – Chính lúc quân thù đang mạnh”. Khó khăn, thử thách chồng chất nặng nề. Ngặt nghèo nhất là thiếu nhân tài hào kiệt: 

Tuấn kiệt như sao buổi sớm, 

Nhân tài như lá mùa thu. 

Việc bôn tẩu thiếu kẻ dỡ đần,

Nơi duy ác thiếu người bàn bạc. Người anh hùng áo vải Lam Sơn, một mặt “Cỗ xe cầu hiển, thường chăm chắm còn dành phía tả”, mặt khác nêu cao quyết tâm “gắng chí phục thù gian nan”, đồng cam cộng khổ với tướng sĩ, đoàn kết toàn dân để đánh giặc: 

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới, 

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào. Sức mạnh của nghĩa quân bắt nguồn từ sức mạnh vô tận của nhân dân, của lực lượng đông đảo “manh lệ chi đồ tứ tập”, của đoàn nghĩa sĩ “phụ tử chi binh nhất tâm”. Điều đó cho thấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh nhân dân do người anh hùng áo vải lãnh đạo. Sức mạnh của nhân dân, tài năng xuất chúng của lãnh tụ là nguồn gốc của chiến thắng. Người anh hùng ấy là một thiên tài quân sự “sách lược thao suy xét đã tinh… lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ”. Người anh hùng ấy đã phát huy tinh hoa nền quân sự Việt Nam, để chỉ đạo chiến tranh, phát huy mọi tiềm năng của dân tộc, của tướng sĩ để chiến đấu và chiến thắng:
Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh, 

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. Có thể nói, cảm xúc trữ tình trong Bình Ngô đại cáo được thể hiện qua hình ảnh Lê Lợi, người anh hùng nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi vừa bình dị, vừa vĩ đại, vị cứu tinh của đất nước xuất hiện và nếm trải bao cay đắng lầm than cùng nhân dân, từ máu đổ xương tan mà “nên công oanh liệt ngàn năm”. Nguyễn Trãi đã có sự nhập thân, hoá thân kì diệu khi thể hiện tài trí, khí phách và tầm vóc vĩ đại của Lê lợi, một mặt nêu cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hiến Việt Nam, mặt khác cũng thể hiện nhân cách, chí hướng, tài trí và tâm huyết của mình. Với cảm hứng anh hùng và cảm xúc trữ tình, Nguyễn Trãi đã dành những câu văn, đoạn văn đẹp nhất khi khắc hoạ hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn. 

4. Đánh một trận sạch không kinh ngạc – Đánh hai trận tan tác chim muông. 

Nguyễn Trãi đã dành phần lớn bài đại cáo nói về diễn biến cuộc đấu tranh vũ trang và quá trình phản công của nghĩa quân Lam Sơn. Phần thứ tư này như những trang ký sự chiến trường mang giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. Sức mạnh nhân nghĩa, ấy là đại nghĩa, là chí nhân đã đè bẹp và nghiền nát giặc Minh hung tàn, cường bạo. Lời văn sang sảng cất lên: 

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 

Lấy chí nhân để thay cường bạo. Có vượt qua những thử thách nặng nề “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần – Khi Khôi Huyện quân không một đội”, nghĩa quân mới trưởng thành trong máu lửa. Quân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn. Chiến công nối tiếp chiến công, thế đánh như “trúc chẻ cho bay”, như “sấm vang chớp giật” giáng xuống đầu quân xâm lược. Cảnh tượng chiến trường vô cùng rùng rợn, máu giặc chảy thành sông, xác giặc chất cao như núi: 

Ninh Kiều máu cháy thành sông, tanh trôi vạn dặm, 

Tuỵ Đông thấy chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. Trên đà chiến thắng “Sĩ khí đã hăng – Quân thanh càng mạnh’’, nghĩa quân tiến công trên quy mô rộng lớn, giải phóng những vùng chiến lược quan trọng: “Tây Kinh quân ta chiếm lại… Đông Đô đất cũ thu về”. Giặc đã thảm bại “trí cùng lực kiệt”, lũ tướng Thiên triều, đứa thì “nghe hơi mà mất vía”, thằng thì “nín thở cầu thoát thân”, Trần Hiệp “phải bêu đầu”, Lí Lượng “đành bỏ mạng”. 

Chiến cục Chi Lăng – Xương Giang – Bình Than vào mùa thu năm 1427 diễn ra vô cùng ác liệt. Quân ta làm chủ chiến trường đã “điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong”, đã “sai tướng chen đường, tuyệt nguồn lương thực”, đã dồn 15 vạn viện binh giặc vào tử địa. Liễu Thăng cụt đầu, Lương Minh đại bại tử vong, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn. Hành chục vạn giặc bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống: 

Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường, 

Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước. Đạo quân Vân Nam bị quân ta chặn đánh ở Lê Hoa “nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật”, quân Mộc Thạnh đại bại ở Cần Trạm “xéo lên nhau chạy để thoát thân”. Sông suối bao la một vùng biên giới tây bắc ngập đầy máu giặc:

Suối Lãnh Cáu, máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc 

Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen. Đây là tướng sĩ của nghĩa quân Lam Sơn: “Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.“ Và đây là hình ảnh bọn tướng tá Thiên triều trong tình hình “quân cô, lực kiệt, viện tuyệt, thế cùng”: 

Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, 

Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Bình Ngô đại cáo là một bản tổng kết chiến tranh 10 năm. Tác giả đã tái hiện lại toàn bộ diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu cờ nghĩa mới phất lên, trải qua những chặng đường máu lửa, trưởng thành trong thử thách hy sinh, giành thế chủ động chiến lược, tiến lên đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Nghệ thuật miêu tả các trận đánh dùng lối đặc tả, rất biến hoá, lúc ghi lại hình ảnh thảm bại, thảm hoạ của lũ tướng tá Thiên triều, lúc thì miêu tả cảnh chiến trường rùng rợn. Kết cấu tương phản đối lập được tác giả vận dụng sáng tạo để làm nổi bật giữa ta và địch, chính nghĩa và phi nghĩa, đại thắng và đại bại… Cách dùng từ, sáng tạo hình ảnh, các biện pháp đối xứng và thậm xưng cho thấy một bút pháp nghệ thuật kì tài, tạo nên âm điệu anh hùng ca. Bình ngô đại cáo là khúc ca thắng trận vô cùng oanh liệt, cho ta bao xúc động tự hào: 

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, 

Voi uống nước, nước sông phải cạn. 

Đánh một trận, sạch không kinh ngạc, 

Đánh hai trận, tan tác chim muông… Qua Bình Ngô đại cáo, ta thấy Lê Lợi là một nhà chiến lược vĩ đại đã biết phát động chiến tranh khi thời cơ đã chín mùi, khi mà tội ác quân cuồng Minh “Lẽ nào trời đất dung tha – Ai bảo thần dân chịu được? Trải qua bao năm tháng! Lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ”, “Sách lược thao suy xét đã tinh”, Lê Lợi mới phất cờ khởi nghĩa. Lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn đã có tài chỉ đạo chiến tranh đánh cho lũ giặc Minh đại bại: 

Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, 

Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng. Chính trong điều kiện chiến trường đó, Lê Lợi đã kết thúc chiến tranh, đã “mở đường hiếu sinh” trao trả cho nhà Minh hàng chục vạn tù binh: 

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng 

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Khởi nghĩa để “trừ bạo” và “yên dân”, kết thúc chiến tranh để chấm dứt đổ máu, để bảo vệ “toàn quân”, “để nhân dân nghỉ sức”. Nguyễn Trãi với niềm tự hào chiến thắng đã ca ngợi “đại nghĩa” và “chí nhân” của dân tộc ta. Đại Việt là một nước văn hiến lâu đời, rất nhân đạo và yêu chuộng hoà bình. 

5. Xã tắc từ đây vững bền. 

Kết thúc bài đại cáo là một khúc ca khải hoàn vang lên hướng về ngày mai tươi sáng của Đại Việt – một nước văn hiến: 

Xã tắc từ đây vững bền, 

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ mà lại thái 

Nhật nguyệt hối mà lại minh 

Muôn thuở nền thái bình vững chắc. Như một quy luật tất yếu: “bí mà lại thái”, “hối mà lại minh”, đất nước ta sau 20 năm trời bị quân cuồng Minh “dối trời, lừa dân…, gây binh kết oán” nay đã sạch bóng quân xâm lược, “ngàn năm vết nhục nhã sạch làu”. Tổ quốc Đại Việt bước vào một kỉ nguyên mới độc lập, hoà bình, thịnh vượng trong “vững bền”, hướng về “đổi mới”, và “vững chắc” đến muôn đời. Giọng văn đĩnh đạc hào hùng, đầy tự hào tin tưởng, thể hiện khát vọng hoà bình, độc lập và hạnh phúc của nhân dân ta. Sự nghiệp ‘‘Bình Ngô” mà đại thắng là nhờ sức mạnh chính nghĩa, nhân nghĩa và truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc ta. Đó là nguồn gốc, là nguyên nhân sâu xa làm nên chiến thắng. Sự nghiệp “bình Ngô“là trang sử vàng chói lọi, là “Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm…” 

Trong chiến tranh, Nguyễn Trãi là một mưu sĩ “tâm công” cánh tay phải đắc lực của Lê Lợi, là người “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời” (Lê Quý Đôn). Thư từ gửi tướng tá giặc Minh của ông “có sức mạnh như mười vạn quân” (Phan Huy Chú). Nguyễn Trãi đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “bình Ngô” là người đã thảo ra Bình Ngô đại cáo, bản tuyên ngôn độc lập, hoà bình của Đại Việt trong thế kỉ XV. 

Bình Ngô đại cáo cho ta thấy một bút lực và tài học vô song của ức Trai. Cáo là một thể văn cổ điển rất trang nghiêm, để thông báo cho toàn dân một sự kiện quan trọng. Sự nghiệp “bình Ngô” kéo dài trong 10 năm trời. Quân và dân ta trải qua muôn vàn gian lao thử thách, lập bao chiến công lẫy lừng… từ những tháng năm lầm than đến ngày toàn thắng “bốn phương biển cả thanh bình”, thế mà Nguyễn Trãi đã viết một cách hàm súc: bài đại cáo chí dài 1343 chữ. Cảm hứng nhân nghĩa, cảm hứng anh hùng và khát vọng độc lập, hoà bình đã tạo nên tầm vóc văn chương, màu sắc sử thi của bài đại cáo bình Ngô, bản anh hùng ca Đại Việt. Ngòi bút nghệ thuật của Nguyễn Trãi rất biến hoá trong miêu tả và tự sự, trong trữ tình và bình luận, vừa sắc sảo và thấm thía, vừa đa thanh; lúc thì đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lúc thì thắm thiết căm giận, lúc thì mạnh mẽ, hùng tráng… Đất nước và con người Đại Việt được nói đến trong bài đại cáo là một đất nước, một nhân dân văn hiến, anh hùng. 

Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” thể hiện thiên tài của Nguyễn Trãi, đỉnh cao về tư tưởng, và nghệ thuật của nền văn hiến Đại Việt trong thế kỉ XV. Cùng với Lam Sơn thực lụcQuân trung từ mệnh tậpỨc Trai thi tậpQuốc âm thi tập… Bình Ngô đại cáo đã làm cho ngôi sao Khuê trở nên chói sáng và lấp lánh ngàn thu. 

Mùa xuân năm 1428, cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh xâm lược hoàn toàn thắng lợi. Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc “nên công oanh liệt ngàn năm”, tuyên bố nước Đại Việt bước vào một kỉ nguyên mới độc lập bền vững, “muôn thủa nền thái bình vững chắc”.

1. Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Bình Ngô đại cáo là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: 

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt bọn giặc tàn bạo, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa. Nhân nghĩa vẫn là học thuyết của Nho giáo đề cao đạo đức, tình nhân ái giữa con người với nhau. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân và của dân tộc làm gốc. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, phải đánh giặc để cứu nước, cứu dân; “triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân” (Phạm Văn Đồng). Trong nhiều bức thư gửi tướng tá giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân dân và dân tộc, nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ chúng: “Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là “điếu dân phạt tội’’, kì thực làm việc bạo tàn, ăn cướp đứt nước tư, bóc lột nhân dân tư, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn các làng không được sống yên. Nhân nghĩa mù lại thế ư?”  (Lại thư trả lời Phương Chính). 

Trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định nền văn hoá Việt Nam, nền văn hiến Đại Việt và con người Việt Nam, một dân tộc văn minh, anh hùng. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng, Nguyễn Trãi đại diện cho đất nước chiến thắng đã nêu cao giá trị lớn lao của truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: 

Như nước Đại Việt ta từ trước, 

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 

Núi sông bờ cõi đã chia, 

Phong tục Bắc Nam cũng khác 

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập, 

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, 

Mỗi bên xưng để một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau 

Song hào kiệt đời nào cũng có Nền văn hiến Đại Việt, nền “văn hoá Thăng Long” được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử “đã lâu”, đã có “từ trước” đằng đẵng mấy nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền “núi sông bờ cõi”, mà còn thuần phong mĩ tục mang bản sắc riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng “bao giờ gây nền độc lập”, đã từng “xưng đế một phương”, có nhiều nhân tài, hào kiệt. Phải có mấy trăm năm độc lập dưới các triều đại Đinh, Lê, Lí, Trần…, phải có những trang sử vàng chói lọi (Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đỏ, Ô Mã Nhi bị giết tươi, bị bắt sống…) phải có những con người “trí mưu tài thức” đã làm nên “thi thư” của Đại Việt, của nền văn minh sông Hồng, thì Nguyễn Trãi mới có thể viết nên những lời tuyên ngôn đĩnh đạc hào hùng như vậy. Nếu như bốn trăm năm về trước, trong Nam quốc sơn hà, Lí Thường Kiệt chí mới xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường dân tộc, thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, đó là: văn hiến, phong tục, lịch sử và nhân tài. Điều đó cho thấy ý thức dân tộc của nhân dân ta đã phát triển trên một tầm cao mới trong thế kỉ XV, và đó cũng là tinh anh, tinh hoa của tư tưởng Nguyễn Trãi. 

2. Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ. 

Năm 1407, nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang mấy chục vạn quân kéo sang xâm lược nước ta. Lúc đầu thì lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, nhưng sau đó, chúng đã chia đất nước ta thành quận huyện, thi hành một chính sách cai trị vô cùng độc ác: 

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ, 

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nguyễn Trãi đã căm giận lên án tội ác vô cùng dã man của “quân cuồng Minh”. Chúng đã tàn sát nhân dân ta một cách man rợ: 

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, 

Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ. Sử sách còn ghi lại bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm “dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế”: rán mỡ người lấy dầu, rút ruột người treo lên cây, thui người trên giàn lửa, phanh thây đàn bà có thai… Chúng bắt nhân dân ta phải xuống biển mò ngọc trai, lên rừng sâu đãi cát, tìm vàng, cống nạp ngà voi, hươu đen, trả biếc,… Sưu thuê chồng chất, phu phen lao dịch nặng nề. Chúng đã tàn phá môi sinh, môi trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong: 

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, 

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi 

(…) Vét sản vật, bắt dò chim trá, chốn chốn lưới chăng, 

Nhiễu nhân dân, bắt bầy hươu đen, nơi nơi cạm đặt 

Tổn hại cả giốngcôn trùng cây cỏ, 

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng… Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn, bầy quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng và tài sản nhân dân ta: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán Tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa hết mùi dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người người đều căm giận”.Câu văn cảm thán của Nguyễn Trãi cất lên như một lời nguyền, chất chứa căm hờn, oán giận, xúc động lay tỉnh hồn người:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, 

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi! Lấy trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của quân “cuồng Minh”, cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng người, vào bia miệng đến nghìn năm vẫn chưa phai. Nguyễn Trãi đã từng “tiễn cha lên ải Bắc…”, từng nếm mật nằm gai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh hiếu chiến là “giảo đồng” (trẻ ranh, nhãi ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ “nhút nhát”. Đó cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý chí sắt đá chống quân xâm lược, chống lũ bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến: 

Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng, 

Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy!

3. Ta đây: núi Lam Sơn dấy nghĩa. 

Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi. Trong bia Vĩnh Lăng, các bài thơ Hạ tiệpĐề kiếm… đều có nói đến Lê Lợi, nhưng chỉ trong Bình Ngô đại cáo, Lê Lợi mới được thể hiện một cách tuyệt đẹp, tiêu biểu cho tinh hoa và khí phách của Đại Việt. Là một anh hùng của nhân dân giàu lòng yêu nước, nuôi chí lớn phục thù, phục quốc, đã từng nhiều năm mai danh ẩn tích đón đợi thời cơ: 

Ta đây 

Núi Lam Sơn dấy nghĩa. 

Chốn hoang dã nương mình. Con người ấy đã gắn bó với nhân dân, đã đau trong nỗi đau lầm than của dân tộc, đã “nếm mật nằm gai”, đã “đau lòng nhức óc suốt mấy chục năm trời”, quyết không đội trời chung với giặc: 

Ngẫm thù lớn há đội trời chung, 

Căm giặc nước thề không cùng sống. Con người ấy tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam, có một nhãn quan lịch sử nhìn suốt thời gian và nắm chắc vận mệnh dân tộc: 

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, 

Ngẫm trước đến nay: lẽ hưng phế đắn do càng kỹ. 

Những trằn trọc trong cơn mộng mị, 

Chỉ băn khoan một nỗi đồ hồi. Ngày đầu khởi nghĩa, quân không quá 2.000 người, có lúc “cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh… khí giới thì thật tay không” (Quân trung từ mệnh tập). Thế và lực, giữa ta và giặc vô cùng chênh lệch: “Vừa lúc cờ khỏi nghĩa dấy lên – Chính lúc quân thù đang mạnh”. Khó khăn, thử thách chồng chất nặng nề. Ngặt nghèo nhất là thiếu nhân tài hào kiệt: 

Tuấn kiệt như sao buổi sớm, 

Nhân tài như lá mùa thu. 

Việc bôn tẩu thiếu kẻ dỡ đần,

Nơi duy ác thiếu người bàn bạc. Người anh hùng áo vải Lam Sơn, một mặt “Cỗ xe cầu hiển, thường chăm chắm còn dành phía tả”, mặt khác nêu cao quyết tâm “gắng chí phục thù gian nan”, đồng cam cộng khổ với tướng sĩ, đoàn kết toàn dân để đánh giặc: 

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới, 

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào. Sức mạnh của nghĩa quân bắt nguồn từ sức mạnh vô tận của nhân dân, của lực lượng đông đảo “manh lệ chi đồ tứ tập”, của đoàn nghĩa sĩ “phụ tử chi binh nhất tâm”. Điều đó cho thấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh nhân dân do người anh hùng áo vải lãnh đạo. Sức mạnh của nhân dân, tài năng xuất chúng của lãnh tụ là nguồn gốc của chiến thắng. Người anh hùng ấy là một thiên tài quân sự “sách lược thao suy xét đã tinh… lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ”. Người anh hùng ấy đã phát huy tinh hoa nền quân sự Việt Nam, để chỉ đạo chiến tranh, phát huy mọi tiềm năng của dân tộc, của tướng sĩ để chiến đấu và chiến thắng:
Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh, 

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. Có thể nói, cảm xúc trữ tình trong Bình Ngô đại cáo được thể hiện qua hình ảnh Lê Lợi, người anh hùng nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi vừa bình dị, vừa vĩ đại, vị cứu tinh của đất nước xuất hiện và nếm trải bao cay đắng lầm than cùng nhân dân, từ máu đổ xương tan mà “nên công oanh liệt ngàn năm”. Nguyễn Trãi đã có sự nhập thân, hoá thân kì diệu khi thể hiện tài trí, khí phách và tầm vóc vĩ đại của Lê lợi, một mặt nêu cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hiến Việt Nam, mặt khác cũng thể hiện nhân cách, chí hướng, tài trí và tâm huyết của mình. Với cảm hứng anh hùng và cảm xúc trữ tình, Nguyễn Trãi đã dành những câu văn, đoạn văn đẹp nhất khi khắc hoạ hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn. 

4. Đánh một trận sạch không kinh ngạc – Đánh hai trận tan tác chim muông. 

Nguyễn Trãi đã dành phần lớn bài đại cáo nói về diễn biến cuộc đấu tranh vũ trang và quá trình phản công của nghĩa quân Lam Sơn. Phần thứ tư này như những trang ký sự chiến trường mang giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. Sức mạnh nhân nghĩa, ấy là đại nghĩa, là chí nhân đã đè bẹp và nghiền nát giặc Minh hung tàn, cường bạo. Lời văn sang sảng cất lên: 

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 

Lấy chí nhân để thay cường bạo. Có vượt qua những thử thách nặng nề “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần – Khi Khôi Huyện quân không một đội”, nghĩa quân mới trưởng thành trong máu lửa. Quân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn. Chiến công nối tiếp chiến công, thế đánh như “trúc chẻ cho bay”, như “sấm vang chớp giật” giáng xuống đầu quân xâm lược. Cảnh tượng chiến trường vô cùng rùng rợn, máu giặc chảy thành sông, xác giặc chất cao như núi: 

Ninh Kiều máu cháy thành sông, tanh trôi vạn dặm, 

Tuỵ Đông thấy chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. Trên đà chiến thắng “Sĩ khí đã hăng – Quân thanh càng mạnh’’, nghĩa quân tiến công trên quy mô rộng lớn, giải phóng những vùng chiến lược quan trọng: “Tây Kinh quân ta chiếm lại… Đông Đô đất cũ thu về”. Giặc đã thảm bại “trí cùng lực kiệt”, lũ tướng Thiên triều, đứa thì “nghe hơi mà mất vía”, thằng thì “nín thở cầu thoát thân”, Trần Hiệp “phải bêu đầu”, Lí Lượng “đành bỏ mạng”. 

Chiến cục Chi Lăng – Xương Giang – Bình Than vào mùa thu năm 1427 diễn ra vô cùng ác liệt. Quân ta làm chủ chiến trường đã “điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong”, đã “sai tướng chen đường, tuyệt nguồn lương thực”, đã dồn 15 vạn viện binh giặc vào tử địa. Liễu Thăng cụt đầu, Lương Minh đại bại tử vong, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn. Hành chục vạn giặc bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống: 

Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường, 

Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước. Đạo quân Vân Nam bị quân ta chặn đánh ở Lê Hoa “nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật”, quân Mộc Thạnh đại bại ở Cần Trạm “xéo lên nhau chạy để thoát thân”. Sông suối bao la một vùng biên giới tây bắc ngập đầy máu giặc:

Suối Lãnh Cáu, máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc 

Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen. Đây là tướng sĩ của nghĩa quân Lam Sơn: “Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.“ Và đây là hình ảnh bọn tướng tá Thiên triều trong tình hình “quân cô, lực kiệt, viện tuyệt, thế cùng”: 

Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, 

Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Bình Ngô đại cáo là một bản tổng kết chiến tranh 10 năm. Tác giả đã tái hiện lại toàn bộ diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu cờ nghĩa mới phất lên, trải qua những chặng đường máu lửa, trưởng thành trong thử thách hy sinh, giành thế chủ động chiến lược, tiến lên đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Nghệ thuật miêu tả các trận đánh dùng lối đặc tả, rất biến hoá, lúc ghi lại hình ảnh thảm bại, thảm hoạ của lũ tướng tá Thiên triều, lúc thì miêu tả cảnh chiến trường rùng rợn. Kết cấu tương phản đối lập được tác giả vận dụng sáng tạo để làm nổi bật giữa ta và địch, chính nghĩa và phi nghĩa, đại thắng và đại bại… Cách dùng từ, sáng tạo hình ảnh, các biện pháp đối xứng và thậm xưng cho thấy một bút pháp nghệ thuật kì tài, tạo nên âm điệu anh hùng ca. Bình ngô đại cáo là khúc ca thắng trận vô cùng oanh liệt, cho ta bao xúc động tự hào: 

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, 

Voi uống nước, nước sông phải cạn. 

Đánh một trận, sạch không kinh ngạc, 

Đánh hai trận, tan tác chim muông… Qua Bình Ngô đại cáo, ta thấy Lê Lợi là một nhà chiến lược vĩ đại đã biết phát động chiến tranh khi thời cơ đã chín mùi, khi mà tội ác quân cuồng Minh “Lẽ nào trời đất dung tha – Ai bảo thần dân chịu được? Trải qua bao năm tháng! Lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ”, “Sách lược thao suy xét đã tinh”, Lê Lợi mới phất cờ khởi nghĩa. Lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn đã có tài chỉ đạo chiến tranh đánh cho lũ giặc Minh đại bại: 

Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, 

Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng. Chính trong điều kiện chiến trường đó, Lê Lợi đã kết thúc chiến tranh, đã “mở đường hiếu sinh” trao trả cho nhà Minh hàng chục vạn tù binh: 

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng 

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Khởi nghĩa để “trừ bạo” và “yên dân”, kết thúc chiến tranh để chấm dứt đổ máu, để bảo vệ “toàn quân”, “để nhân dân nghỉ sức”. Nguyễn Trãi với niềm tự hào chiến thắng đã ca ngợi “đại nghĩa” và “chí nhân” của dân tộc ta. Đại Việt là một nước văn hiến lâu đời, rất nhân đạo và yêu chuộng hoà bình. 

5. Xã tắc từ đây vững bền. 

Kết thúc bài đại cáo là một khúc ca khải hoàn vang lên hướng về ngày mai tươi sáng của Đại Việt – một nước văn hiến: 

Xã tắc từ đây vững bền, 

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ mà lại thái 

Nhật nguyệt hối mà lại minh 

Muôn thuở nền thái bình vững chắc. Như một quy luật tất yếu: “bí mà lại thái”, “hối mà lại minh”, đất nước ta sau 20 năm trời bị quân cuồng Minh “dối trời, lừa dân…, gây binh kết oán” nay đã sạch bóng quân xâm lược, “ngàn năm vết nhục nhã sạch làu”. Tổ quốc Đại Việt bước vào một kỉ nguyên mới độc lập, hoà bình, thịnh vượng trong “vững bền”, hướng về “đổi mới”, và “vững chắc” đến muôn đời. Giọng văn đĩnh đạc hào hùng, đầy tự hào tin tưởng, thể hiện khát vọng hoà bình, độc lập và hạnh phúc của nhân dân ta. Sự nghiệp ‘‘Bình Ngô” mà đại thắng là nhờ sức mạnh chính nghĩa, nhân nghĩa và truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc ta. Đó là nguồn gốc, là nguyên nhân sâu xa làm nên chiến thắng. Sự nghiệp “bình Ngô“là trang sử vàng chói lọi, là “Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm…” 

Trong chiến tranh, Nguyễn Trãi là một mưu sĩ “tâm công” cánh tay phải đắc lực của Lê Lợi, là người “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời” (Lê Quý Đôn). Thư từ gửi tướng tá giặc Minh của ông “có sức mạnh như mười vạn quân” (Phan Huy Chú). Nguyễn Trãi đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “bình Ngô” là người đã thảo ra Bình Ngô đại cáo, bản tuyên ngôn độc lập, hoà bình của Đại Việt trong thế kỉ XV. 

Bình Ngô đại cáo cho ta thấy một bút lực và tài học vô song của ức Trai. Cáo là một thể văn cổ điển rất trang nghiêm, để thông báo cho toàn dân một sự kiện quan trọng. Sự nghiệp “bình Ngô” kéo dài trong 10 năm trời. Quân và dân ta trải qua muôn vàn gian lao thử thách, lập bao chiến công lẫy lừng… từ những tháng năm lầm than đến ngày toàn thắng “bốn phương biển cả thanh bình”, thế mà Nguyễn Trãi đã viết một cách hàm súc: bài đại cáo chí dài 1343 chữ. Cảm hứng nhân nghĩa, cảm hứng anh hùng và khát vọng độc lập, hoà bình đã tạo nên tầm vóc văn chương, màu sắc sử thi của bài đại cáo bình Ngô, bản anh hùng ca Đại Việt. Ngòi bút nghệ thuật của Nguyễn Trãi rất biến hoá trong miêu tả và tự sự, trong trữ tình và bình luận, vừa sắc sảo và thấm thía, vừa đa thanh; lúc thì đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lúc thì thắm thiết căm giận, lúc thì mạnh mẽ, hùng tráng… Đất nước và con người Đại Việt được nói đến trong bài đại cáo là một đất nước, một nhân dân văn hiến, anh hùng. 

Chọn tập
Bình luận