Ý chính trong bài:
Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất).
+ Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tin thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hóa của nhân loại.
+ Coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuất.
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (chương trình vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
– Cách chọn sách:
– Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều
+ Đọc nhiều không thể coi là vinh dự (nếu nhiều mà dối), đọc ít cũng không phải là xấu hổ (nếu ít mà kĩ càng, chất lượng…)
+ Tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân.
+ Chọn có mục đích, định hướng rõ ràng, kiên định, không tùy hứng, nhất thời.
– Sách chọn nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông: (nên chọn lấy khoảng 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và đại học là đủ).
+ Loại chuyên môn (chọn, đọc suốt đời).
* Học là gì?
Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức:
– Học tập dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo: hoạt động này diễn ra trong những không gian cụ thể, thời gian cụ thể, những điều kiện và những qui tắc cụ thể…
– Tự học: dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng.
Hình thức học này không có giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời.
* Tinh thần tự học là gì?
– Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành một nhu thường trực đối với chủ thể học tập.
– Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả.
– Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể.