Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn văn (trích trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân – SGK lớp 12)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đề bài:

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn văn (trích trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân – SGK lớp 12):

“Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mới giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy,ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.-Thij liếc mắt,cười tít.”

Bài làm:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn được thể hiện qua một số điểm sau:

– Sự đổi vai người nói và người nghe, sự chuyển đổi lượt lời: “mấy cô gái” nói với “thị” (Kìa anh ấy gọi!…), “thị” đáp lại lời các cô gái (“Có khối cơm trắng mấy giò đấy!), “thị” nói với Tràng (Này, nhà tôi ơi,…), Tràng nói với “thị” (Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên).

– Sử dụng các từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ:

+ Các từ hô gọi trong lời nhân vật: “Kìa, này, ơi, nhỉ…”

+ Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối…đấy, đấy, Thật đấy…

+ Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: “cơm trắng mấy giò” (đồng nghĩa với từ “với”), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy…

– Sử dụng các kết câu thường xuất hiện trong ngôn ngữ nói: “Có… thì…”, “Đã… thì…”

Sử dụng nhiều kiểu câu thường dùng trong ngôn ngữ nói: câu tỉnh lược chủ ngữ (Có muốn ăn cơm …), nhiều câu cảm thán (Có khối cơm trắng mấy giò đấy!), câu cầu khiến (Có đẩy thì ra mau lên !)

– Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: các cụm từ miêu tả cử chỉ “cười như nắc nẻ”, “cong cớn”, “liếc mắt”, “cười tít”…

Đề bài:

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn văn (trích trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân – SGK lớp 12):

“Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mới giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy,ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.-Thij liếc mắt,cười tít.”

Bài làm:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn được thể hiện qua một số điểm sau:

– Sự đổi vai người nói và người nghe, sự chuyển đổi lượt lời: “mấy cô gái” nói với “thị” (Kìa anh ấy gọi!…), “thị” đáp lại lời các cô gái (“Có khối cơm trắng mấy giò đấy!), “thị” nói với Tràng (Này, nhà tôi ơi,…), Tràng nói với “thị” (Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên).

– Sử dụng các từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ:

+ Các từ hô gọi trong lời nhân vật: “Kìa, này, ơi, nhỉ…”

+ Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối…đấy, đấy, Thật đấy…

+ Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: “cơm trắng mấy giò” (đồng nghĩa với từ “với”), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy…

– Sử dụng các kết câu thường xuất hiện trong ngôn ngữ nói: “Có… thì…”, “Đã… thì…”

Sử dụng nhiều kiểu câu thường dùng trong ngôn ngữ nói: câu tỉnh lược chủ ngữ (Có muốn ăn cơm …), nhiều câu cảm thán (Có khối cơm trắng mấy giò đấy!), câu cầu khiến (Có đẩy thì ra mau lên !)

– Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: các cụm từ miêu tả cử chỉ “cười như nắc nẻ”, “cong cớn”, “liếc mắt”, “cười tít”…

Chọn tập
Bình luận