Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

* 10 câu đầu:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên”

– Hình ảnh cái khăn được xuất hiện nhiều nhất vì nó là vật gắn với kỉ niệm tình yêu, là vật trao duyên, nó luôn gần gũi, quen thuộc, quấn quýt bên người con gái.

Tác giả dân gian sử dụng điệp từ khăn và điệp khúc “Khăn thương nhớ ai” để diễn tả nỗi nhớ da diết, triền miên, dai dẳng. Hình như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng lên trong lòng người con gái. Từ khăn cung với các động từ chỉ sự vận động: lên, xuống, rơi, vắt, chùi, thể hiện nỗi nhớ dai dẳng và trải dài ra trong không gian đa chiều, nhiều phương, một nỗi nhớ khiến cô gái đứng ngồi không yên.

Chủ yếu đoạn ca dao sử dụng thanh bằng nhằm gợi nỗi nhớ bâng khuâng, da diết, có phần nhẹ nhàng mang theo chút nữ tính của người con gái, thỉnh thoảng lại có thêm những thanh sắc như nhói vào nỗi buồn của cô gái.

Hình ảnh “khăn chùi nước mắt ” diễn tả nỗi nhớ cháy bỏng, trào dâng trong lòng người con gái đến nỗi cô gái không thể kìm nén được nữa va rồi những giọt nước mắt đã rơi vì quá nhớ người yêu.

Hình ảnh chiếc khăn diễn tả nỗi nhớ trong không gian của cô gái.

– Hình ảnh chiếc đèn cũng được nhân cách hoá để cô gái gửi gắm tâm tình.

Chuyển hoá từ “khăn” sang “đèn” đã diễn tả nỗi nhớ kéo dài theo thời gian của cô gái, nó triền miên, da diết, không phút nào nguôi. Cô gái nhớ từ ngày sang đêm va rồi lại hỏi “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”. Đèn không tắt hay chính cô gái đang trằn trọc thâu đêm không ngủ được trong nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian?

Đèn không tắt hay chính là ngọn lửa tình trong lòng cô gái vẫn đang cháy, vẫn đang được thắp sáng trong đêm. Qua hình ảnh này thể hiện tình yêu mãnh liệt của cô gái. Cô nhờ ngọn đèn nói lên nỗi lòng của mình, nói lên những điều không có trong thơ ca.

Hình ảnh đôi mắt chính là hình ảnh hoán dụ cho cô gái. Đến lúc này, cô không thể kìm lòng được nữa, nỗi nhớ xoáy sâu, trào dâng khiến cô đa thốt lên lời hỏi chính mình. Mắt ngủ không yên: hình tượng thật là hợp lí, nhất quán với hình ảnh đèn không tắt và đôi mắt ấy xoáy sâu vào lòng ta một nỗi niềm khắc khoải không nguôi.

* 2 câu cuối:

“Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

Những câu hỏi liên tiếp không trả lời như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng để rồi cuối cùng trào ra bằng một nỗi niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình: 2 câu cuối.

Lo vì tình yêu hôn nhân hạnh phúc bấp bênh, không chắc chắn, không tự mình quyết định được vì những khắc nghiệt của xã hội phong kiến

→ Tổng kết:

Bài ca dao chan chứa nỗi nhớ của người con gái ở nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm.

Gieo vần: Vần lưng và vần chân góp phần thể hiện âm hưởng luyến láy, liên hoàn, da diết trong nỗi nhớ của cô gái.

* 10 câu đầu:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên”

– Hình ảnh cái khăn được xuất hiện nhiều nhất vì nó là vật gắn với kỉ niệm tình yêu, là vật trao duyên, nó luôn gần gũi, quen thuộc, quấn quýt bên người con gái.

Tác giả dân gian sử dụng điệp từ khăn và điệp khúc “Khăn thương nhớ ai” để diễn tả nỗi nhớ da diết, triền miên, dai dẳng. Hình như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng lên trong lòng người con gái. Từ khăn cung với các động từ chỉ sự vận động: lên, xuống, rơi, vắt, chùi, thể hiện nỗi nhớ dai dẳng và trải dài ra trong không gian đa chiều, nhiều phương, một nỗi nhớ khiến cô gái đứng ngồi không yên.

Chủ yếu đoạn ca dao sử dụng thanh bằng nhằm gợi nỗi nhớ bâng khuâng, da diết, có phần nhẹ nhàng mang theo chút nữ tính của người con gái, thỉnh thoảng lại có thêm những thanh sắc như nhói vào nỗi buồn của cô gái.

Hình ảnh “khăn chùi nước mắt ” diễn tả nỗi nhớ cháy bỏng, trào dâng trong lòng người con gái đến nỗi cô gái không thể kìm nén được nữa va rồi những giọt nước mắt đã rơi vì quá nhớ người yêu.

Hình ảnh chiếc khăn diễn tả nỗi nhớ trong không gian của cô gái.

– Hình ảnh chiếc đèn cũng được nhân cách hoá để cô gái gửi gắm tâm tình.

Chuyển hoá từ “khăn” sang “đèn” đã diễn tả nỗi nhớ kéo dài theo thời gian của cô gái, nó triền miên, da diết, không phút nào nguôi. Cô gái nhớ từ ngày sang đêm va rồi lại hỏi “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”. Đèn không tắt hay chính cô gái đang trằn trọc thâu đêm không ngủ được trong nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian?

Đèn không tắt hay chính là ngọn lửa tình trong lòng cô gái vẫn đang cháy, vẫn đang được thắp sáng trong đêm. Qua hình ảnh này thể hiện tình yêu mãnh liệt của cô gái. Cô nhờ ngọn đèn nói lên nỗi lòng của mình, nói lên những điều không có trong thơ ca.

Hình ảnh đôi mắt chính là hình ảnh hoán dụ cho cô gái. Đến lúc này, cô không thể kìm lòng được nữa, nỗi nhớ xoáy sâu, trào dâng khiến cô đa thốt lên lời hỏi chính mình. Mắt ngủ không yên: hình tượng thật là hợp lí, nhất quán với hình ảnh đèn không tắt và đôi mắt ấy xoáy sâu vào lòng ta một nỗi niềm khắc khoải không nguôi.

* 2 câu cuối:

“Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

Những câu hỏi liên tiếp không trả lời như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng để rồi cuối cùng trào ra bằng một nỗi niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình: 2 câu cuối.

Lo vì tình yêu hôn nhân hạnh phúc bấp bênh, không chắc chắn, không tự mình quyết định được vì những khắc nghiệt của xã hội phong kiến

→ Tổng kết:

Bài ca dao chan chứa nỗi nhớ của người con gái ở nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm.

Gieo vần: Vần lưng và vần chân góp phần thể hiện âm hưởng luyến láy, liên hoàn, da diết trong nỗi nhớ của cô gái.

Chọn tập
Bình luận