Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích các đặc điểm của văn bản được thể hiện trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 

Bảy nổi ba chìm với nước non. 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. 

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa. 

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân. 

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo. 

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê. 

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. 

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vẫn …” nhằm khẳng định một tâm thế. 

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son” 

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc. 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 

Bảy nổi ba chìm với nước non. 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. 

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa. 

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân. 

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo. 

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê. 

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. 

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vẫn …” nhằm khẳng định một tâm thế. 

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son” 

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc. 

Chọn tập
Bình luận
× sticky