Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Tục ngữ có câu “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Hãy hóa thân mình làm người con để kể lại câu chuyện

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư!

Mỗi gia đình của người Việt mình là một đơn vị của xã hội, trong khi ở Âu Mỹ thì cá nhân là đơn vị của xã hội (?) Gia đình Việt Nam là một “xã hội nhỏ” trong đó mọi thành viên ràng buộc nhau bằng sợi dây huyết thống; còn ở ngoài xã hội các thành viên bị trói buộc nhau bằng pháp luật. Trong gia đình, các thành viên, ông bà, cha mẹ, con cái vẫn còn sợi dây vô hình khác kết nối nhau giữ cho được ổn định, bền vững. Đó là nề nếp gia phong, một thứ øước lệ bất thành văn . Nhờ cái gia phong đó mà chúng ta ăn ở, sống với nhau có trên có dưới, biết nhường nhịn, chia cơm xẻ áo, nâng đỡ nhau.

Cái gia phong đó buộc chúng ta sống sao cho xứng đáng, “kẻo mang tai mang tiếng”. Bởi vì : – Con dại thì cái mang, hay – Mũi dại thì lái chịu đòn Người mình dù nhỏ, hay lớn, lỡ làm sai phạm điều gì, bậc làm cha mẹ vẫn bị mang tiếng, bị xã hội chê cuời Do vậy ngay từ thuở bé, con cái luôn cần sự dạy dỗ của cha mẹ, và khi đến trường được sư dìu dắt của thầy cô về luân lý và đức dục. Vâng lời cha mẹï. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở nhà, lúc nào cũng nghe ông bà biểu phải vâng lời cha mẹ; đi đến đâu cũng nghe người lớn biểu phải vâng lời; đến trường thầy giáo cũng biểu phải vâng lời Lớn lên ta lập gia đình, khi làm cha, làm mẹ, ta tiếp tục dạy con phải vâng lời kể từ khi con còn chập chững biết đi, mới bập bẹ gọi cha, gọi me,ï đến khi con cái khôn lớn, trưởng thành Mỗi lần cải lời ông bà, cha mẹ thì bị phạt quì gối, có khi bị cúi đầu khoanh tay xoay mặt vô vách, thậm chí có khi bị đòn nữa. Khi vâng lời, ngoan ngoãn thì được thưởng cho ăn, cho quà, cho đi chơi Tại sao phải vâng lời cha mẹ ? Nay đọc lại thấy Luân Lý Giáo Khoa Thư cắt nghĩa : Cha mẹ là người đã trải việc đời, biết rõ được điều hơn lẽ thiệt. Vậy cha mẹ có dặn bảo điều gì ta phải nghe lời . À, té ra là như thế ! ! ! Cha mẹ là người đi trước, có kinh nghiệm từng trải, có hiểu biết hơn ta, cha mẹ là ông thầy giáo, con cái phải vâng lời cha mẹ. Bởi vì : Cá không ăn muối cá ươn Quả không sai, cá không ăn muối ắc phải ươn. Câu cách ngôn này xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam ta ngày xưa, thời không có tủ đá, không có tủ lạnh như bây giờ. “Cá” và “muối” rất gần gũi với người mình, nên đối với tuổi trẻ, dễ tạo ấn tượng, có tánh giáo dục cao. Người xưa không dùng hình ảnh trừu tượng hay ước lệ, hoặc lý luận nên câu cách ngôn “ Cá không ăn muối cá ươn”, dễ được học trò tuổi trẻ chấp nhận . Nói về muối, nhớ ngày xưa dân mình ăn muối hột, sau đó thì mới có muối bọt trắng và mịn. Nhưng ướp cá, làm dưa thường dùng muối hột vì độ mặn cao. Muối xứ mình là loại muối biển, làm từ nước biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa, Vũng Tàu (1) Sang Mỹ chúng ta ăn muối lấy ở hầm mỏ, như muối hiệu “Morton Salt” thường bán ở các chợ. Trở lại từ câu “ Cá không ăn muối cá ươn”, tác giả Luân Lý Giáo Khoa Thư viết tiếp : Con cải cha mẹ trăm điều con hư. Tới đây hồi tưởng lại lúc ôm gói ra tỉnh vào học lớp nhì ( Cours Moyen I,II) (2), xa gia đình tuổi còn ham chơi, chưa biết gì nhớ lời mẹ dặn, chăm chỉ học hành . Lúc ấy chỉ sợ “sai một li, đi một dặm” mà luôn luôn giữ mình, đè nén ham muốn, sợ làm mẹ buồn, sợ làm mất tiếng, hư hỏng gia phong, mang tai mang tiếng Ông bà mình vẫn biết rằng : Con hơn cha là nhà có phước. Nhưng đó thuộc về kiến thức trường lớp, chuyên môn . . . thì xưa nay con cái phần nhiều, vượt trội hơn cha mẹ là bình thường. Dừng ở đây để nói đến việc ngày trước, cha mẹ thường định việc hôn nhân cho con cái, nên dạy rằng : Áo mặc sao qua khỏi đầu Thoạt nghe khó chấp nhận được, vì độc đoán, thiếu tôn trọng con cái (?) . . . Nhưng lùi về xã hội ta ngày xưa, thời xã hội nông nghiệp đóng kín, kinh tế tự túc, con người quanh quẩn trong xóm làng nếu không thế thì làm sao ? Lấy ai mà định hôn nhân cho con ? Ngày nay thực sự mà nói, ở gia đình, con cái biết vâng lời cha mẹ, khi lớn lên nếu không “nên suốt đời” thì cũng khó mà hư hỏng được lắm . Phong hóa thay đổi , nhưng câu cách ngôn :“Áo mặc sao qua khỏi đầu” vẫn có phần giá trị, mặc dầu con cái ngày nay hằng ngày mặc T-Shirt tròng qua khỏi đầu cả ! ! ! Giá trị ở chỗ nào ? Giá trị ở chỗ ý nghĩa câu nói, nó nhắc con cái chúng ta về “Bài học vâng lời” vì cha mẹ có kinh nghiệm hơn ta. Mỗi khi đọc lại chuyện kể vua Tự Đức (3) có lần bị mẹ là bà Từ Dũ phạt Ai trong chúng ta không thán phục gương hiếu hạnh và vâng lời của vua Tự Đức. Trong phần tiểu dẫn, Luân Lý Giáo Khoa Thư kể câu chuyện giữa Bính và Đinh, có đoạn Đinh nói : Cha mẹ tôi dặn tôi câu gì thì lúc vắng mặt, cũng như lúc có mặt, tôi chẳng dám sai lời. Là ông bà, cha mẹ ai không sung sướng, vui mừng nếu nghe con cháu mình nói được như bé Đinh trong Luân Lý Giáo Khoa Thư. Bất chợt rờ lên mái tóc bạc, nhận ra chúng ta đều ở tuổi “tri thiên mạng” cả, nhưng vẫn còn có cái ước mơ được ngồi bên mẹ, bên cha để nghe lời từ tốn dặn ta rằng : Tài bất thắng đức. Tiền tài như phấn thổ, Cha ăn mặn, con khát nước Trong chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần cải cha cải mẹ, thậm chí dối cha mẹ nữa Nhưng đó cũng chính là bài học quí giá cho mỗi chúng ta về giá trị của sự “Vâng lời cha mẹ” là như thế nào. Vâng lời cha mẹ không dừng lại ở giá trị luân lý, hay ở lý do là vì cha mẹ từng trải nhiều kinh nghiệm mà còn là tình thương của con cái đối với cha mẹ . Chúng ta, hồi còn nhỏ chăm chỉ học hành, lớn lên đi làm viêc luôn giữ gìn đạo đức, không dám vi phạm điều xấu bởi lẽ chúng ta thương cha thương mẹ, sợ làm cha mẹ buồn. Nay đọc lại bài học vâng lời cha mẹ : Cá không ăn muối cá ươn Con cải cha mẹ trăm đường con hư. Lòng bùi ngùi thương cha thương mẹ. Nhưng tiếc thay không còn song thân để mà vâng lời nữa

Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư!

Mỗi gia đình của người Việt mình là một đơn vị của xã hội, trong khi ở Âu Mỹ thì cá nhân là đơn vị của xã hội (?) Gia đình Việt Nam là một “xã hội nhỏ” trong đó mọi thành viên ràng buộc nhau bằng sợi dây huyết thống; còn ở ngoài xã hội các thành viên bị trói buộc nhau bằng pháp luật. Trong gia đình, các thành viên, ông bà, cha mẹ, con cái vẫn còn sợi dây vô hình khác kết nối nhau giữ cho được ổn định, bền vững. Đó là nề nếp gia phong, một thứ øước lệ bất thành văn . Nhờ cái gia phong đó mà chúng ta ăn ở, sống với nhau có trên có dưới, biết nhường nhịn, chia cơm xẻ áo, nâng đỡ nhau.

Cái gia phong đó buộc chúng ta sống sao cho xứng đáng, “kẻo mang tai mang tiếng”. Bởi vì : – Con dại thì cái mang, hay – Mũi dại thì lái chịu đòn Người mình dù nhỏ, hay lớn, lỡ làm sai phạm điều gì, bậc làm cha mẹ vẫn bị mang tiếng, bị xã hội chê cuời Do vậy ngay từ thuở bé, con cái luôn cần sự dạy dỗ của cha mẹ, và khi đến trường được sư dìu dắt của thầy cô về luân lý và đức dục. Vâng lời cha mẹï. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở nhà, lúc nào cũng nghe ông bà biểu phải vâng lời cha mẹ; đi đến đâu cũng nghe người lớn biểu phải vâng lời; đến trường thầy giáo cũng biểu phải vâng lời Lớn lên ta lập gia đình, khi làm cha, làm mẹ, ta tiếp tục dạy con phải vâng lời kể từ khi con còn chập chững biết đi, mới bập bẹ gọi cha, gọi me,ï đến khi con cái khôn lớn, trưởng thành Mỗi lần cải lời ông bà, cha mẹ thì bị phạt quì gối, có khi bị cúi đầu khoanh tay xoay mặt vô vách, thậm chí có khi bị đòn nữa. Khi vâng lời, ngoan ngoãn thì được thưởng cho ăn, cho quà, cho đi chơi Tại sao phải vâng lời cha mẹ ? Nay đọc lại thấy Luân Lý Giáo Khoa Thư cắt nghĩa : Cha mẹ là người đã trải việc đời, biết rõ được điều hơn lẽ thiệt. Vậy cha mẹ có dặn bảo điều gì ta phải nghe lời . À, té ra là như thế ! ! ! Cha mẹ là người đi trước, có kinh nghiệm từng trải, có hiểu biết hơn ta, cha mẹ là ông thầy giáo, con cái phải vâng lời cha mẹ. Bởi vì : Cá không ăn muối cá ươn Quả không sai, cá không ăn muối ắc phải ươn. Câu cách ngôn này xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam ta ngày xưa, thời không có tủ đá, không có tủ lạnh như bây giờ. “Cá” và “muối” rất gần gũi với người mình, nên đối với tuổi trẻ, dễ tạo ấn tượng, có tánh giáo dục cao. Người xưa không dùng hình ảnh trừu tượng hay ước lệ, hoặc lý luận nên câu cách ngôn “ Cá không ăn muối cá ươn”, dễ được học trò tuổi trẻ chấp nhận . Nói về muối, nhớ ngày xưa dân mình ăn muối hột, sau đó thì mới có muối bọt trắng và mịn. Nhưng ướp cá, làm dưa thường dùng muối hột vì độ mặn cao. Muối xứ mình là loại muối biển, làm từ nước biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa, Vũng Tàu (1) Sang Mỹ chúng ta ăn muối lấy ở hầm mỏ, như muối hiệu “Morton Salt” thường bán ở các chợ. Trở lại từ câu “ Cá không ăn muối cá ươn”, tác giả Luân Lý Giáo Khoa Thư viết tiếp : Con cải cha mẹ trăm điều con hư. Tới đây hồi tưởng lại lúc ôm gói ra tỉnh vào học lớp nhì ( Cours Moyen I,II) (2), xa gia đình tuổi còn ham chơi, chưa biết gì nhớ lời mẹ dặn, chăm chỉ học hành . Lúc ấy chỉ sợ “sai một li, đi một dặm” mà luôn luôn giữ mình, đè nén ham muốn, sợ làm mẹ buồn, sợ làm mất tiếng, hư hỏng gia phong, mang tai mang tiếng Ông bà mình vẫn biết rằng : Con hơn cha là nhà có phước. Nhưng đó thuộc về kiến thức trường lớp, chuyên môn . . . thì xưa nay con cái phần nhiều, vượt trội hơn cha mẹ là bình thường. Dừng ở đây để nói đến việc ngày trước, cha mẹ thường định việc hôn nhân cho con cái, nên dạy rằng : Áo mặc sao qua khỏi đầu Thoạt nghe khó chấp nhận được, vì độc đoán, thiếu tôn trọng con cái (?) . . . Nhưng lùi về xã hội ta ngày xưa, thời xã hội nông nghiệp đóng kín, kinh tế tự túc, con người quanh quẩn trong xóm làng nếu không thế thì làm sao ? Lấy ai mà định hôn nhân cho con ? Ngày nay thực sự mà nói, ở gia đình, con cái biết vâng lời cha mẹ, khi lớn lên nếu không “nên suốt đời” thì cũng khó mà hư hỏng được lắm . Phong hóa thay đổi , nhưng câu cách ngôn :“Áo mặc sao qua khỏi đầu” vẫn có phần giá trị, mặc dầu con cái ngày nay hằng ngày mặc T-Shirt tròng qua khỏi đầu cả ! ! ! Giá trị ở chỗ nào ? Giá trị ở chỗ ý nghĩa câu nói, nó nhắc con cái chúng ta về “Bài học vâng lời” vì cha mẹ có kinh nghiệm hơn ta. Mỗi khi đọc lại chuyện kể vua Tự Đức (3) có lần bị mẹ là bà Từ Dũ phạt Ai trong chúng ta không thán phục gương hiếu hạnh và vâng lời của vua Tự Đức. Trong phần tiểu dẫn, Luân Lý Giáo Khoa Thư kể câu chuyện giữa Bính và Đinh, có đoạn Đinh nói : Cha mẹ tôi dặn tôi câu gì thì lúc vắng mặt, cũng như lúc có mặt, tôi chẳng dám sai lời. Là ông bà, cha mẹ ai không sung sướng, vui mừng nếu nghe con cháu mình nói được như bé Đinh trong Luân Lý Giáo Khoa Thư. Bất chợt rờ lên mái tóc bạc, nhận ra chúng ta đều ở tuổi “tri thiên mạng” cả, nhưng vẫn còn có cái ước mơ được ngồi bên mẹ, bên cha để nghe lời từ tốn dặn ta rằng : Tài bất thắng đức. Tiền tài như phấn thổ, Cha ăn mặn, con khát nước Trong chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần cải cha cải mẹ, thậm chí dối cha mẹ nữa Nhưng đó cũng chính là bài học quí giá cho mỗi chúng ta về giá trị của sự “Vâng lời cha mẹ” là như thế nào. Vâng lời cha mẹ không dừng lại ở giá trị luân lý, hay ở lý do là vì cha mẹ từng trải nhiều kinh nghiệm mà còn là tình thương của con cái đối với cha mẹ . Chúng ta, hồi còn nhỏ chăm chỉ học hành, lớn lên đi làm viêc luôn giữ gìn đạo đức, không dám vi phạm điều xấu bởi lẽ chúng ta thương cha thương mẹ, sợ làm cha mẹ buồn. Nay đọc lại bài học vâng lời cha mẹ : Cá không ăn muối cá ươn Con cải cha mẹ trăm đường con hư. Lòng bùi ngùi thương cha thương mẹ. Nhưng tiếc thay không còn song thân để mà vâng lời nữa

Chọn tập
Bình luận