DÀN Ý
– “Chữ trinh đáng giá nghìn vàng” – Đó là một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta thấy được chữ trinh của một người phụ nữ được đề cao như thế nào trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Bởi người phụ nữ phong kiến đâu có giá trị gì đâu trong cái xã hội man rợn ấy. Và nếu như mất đi cả trinh tiết nữa thì còn đâu là thân phận, bèo trôi nổi và nếu như là thế nữa thì lá bèo cũng đến mức tả tơi.
– Nhưng cũng trong truyện Kiều có câu “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” – Đó chính là hình ảnh nàng Kiều khi đêm đến quyết tâm đi đến với Kim Trọng – vì tình yêu vủa chính mình. Lúc đó, nàng không còn quan trọng chữ trinh của mình, bởi Kim Trọng là người nàng yêu. Vì tình yêu, có thể hi sinh trinh tiết của chính mình, dù cho nó có là điều quan trọng nhất.
– Và kết truyện, Kiều lại không chấp nhận nối lại tình xưa với Kim Trọng cũng chỉ vì mình đã mất đi chữ “trinh” – Trinh tiết lại trở lại là một điều quan trọng, kể cả trong tinh yêu, mất đi chữ trinh ấy, người phụ nữ như Kiều không thể nào có thể dám ước mơ đến một tình yêu đẹp đẽ được nữa.
=> Trinh tiết của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn được đặt lên ở một vị trí cao.