Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Nghị luận về một quan diểm “học đi dôi với hành”. Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt việc học kết hợp với hành

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Giáo dục của ta thiếu liên hệ với thực tế với công việc sau này nên nó mông lung. Cần phải làm sao mà gắn kết với cuộc sống chứ không phải là một mớ lý thuyết suông hổn độn chẳng mang lại lợi ích gì chỉ thêm rối rắm chán nản. Điều quan trọng là làm sao việc giáo dục của chúng ta phải có ích cho cuộc sống sau này. Phải đáp ứng tất cả những kỹ năng cơ bản cần thiết, đồng thời cũng định hướng phân hóa học sinh.

Ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng phải gắn chặt từng khái niệm với sự vật hiện tượng thực tế. Các kiến thức hiện nay hơi bác học nên học sinh rất khó tiếp thu nhất là kiến thức về sinh học, địa lý, lịch sử, văn học. Tại sao chúng ta lại bắt con trẻ nhồi nhét những kiến thức mà kể cả người lớn cũng đang phải đau đầu đối mặt hàng ngày, trong khi lại không hổ trợ gì cho chúng”.Ngay từ bé, học sinh các nước thường xuyên được tiếp xúc với thực tế.

Có ý kiến cho rằng

“Học là chỉ để “học cách tư duy” – bất cứ học sinh nào có tư tưởng như thế đều sẽ không thể trở thành người có tầm nhìn xa trông rộng. Học là phải giỏi, điểm phải cao – đó cũng không phải là một suy nghĩ tốt.

Học chỉ để lấy tư duy nên học cần phải có “sáng tạo”, phải có lời giải hay, phải có mẹo mực làm bài thi kiểm tra, để ra đáp số nhanh nhất, để đạt điểm cao nhất, nhưng những cái đó lại kém thiết thực đối với đời sống nhất.

Nếu bạn không tin vào điều đó, hãy nhìn vào hiện thực và tự vấn mình rằng: tại sao có những “thủ khoa giỏi nhưng chưa tài”? Học sinh thi đỗ đại học với số điểm cao nhưng vẫn phải “học đi rồi học lại” tới hàng chục học trình trong trường đại học? Sinh viên tốt nghiệp với bằng đại học khá giỏi vẫn tỏ ra ngỡ ngàng trước công tác thực tế?

Bởi vì những người ấy đi học mà không xác định được mình học để làm gì ngoài việc nghĩ rằng: cứ học là sẽ tốt; họ đã đi trên một con đường nhưng lại không biết nó dẫn tới đâu ngoài suy nghĩ rằng: cứ đi sẽ tới. Các học sinh sau khi thi đỗ vào đại học bắt đầu nghĩ rằng “thế là xong”, còn sinh viên đại học khi được tốt nghiệp ra trường rồi thì nghĩ rằng “thế là ổn”.

Trong các nhà trường phổ thông, các thầy cô giáo và học sinh đều không có thói quen liên hệ những điều mình giảng dạy, những điều được học với thực tiễn.

Trong khi chính những sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong các môn học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hình thành tư tưởng học tập có chủ đích, hình thành các định hướng tư duy, sự quan tâm đối với các lĩnh vực tri thức của học sinh cho nghề nghiệp tương lai sau này.

Ngược lại, thầy cô và học trò lại dành sự liên tưởng chủ yếu cho các câu hỏi thi, những sự đánh đố nhau, hoặc sao cho nắm được bài thật chắc, nhớ được lâu, để học thật tốt. Đó là môi trường và mảnh đất tốt cho mục đích học vì điểm, học vì thành tích như hiện nay. Đồng nghĩa với nó sẽ là sự thất bại lớn của khẩu hiệu “học đi đôi với hành”, “lý thuyết đi đôi với thực nghiệm” trong sự nghiệp giáo dục.

Từ khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thực hiện biện pháp đổi mới trong thi cử, chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, lúc ấy cả những người trong ngành và bên ngoài ngành giáo dục mới vỡ lẽ ra một tồn tại mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu nhưng chưa có dịp kiểm chứng “các học sinh phổ thông học vì điểm”, phương châm của giáo dục phổ thông là “thi đại học thế nào thì dạy và học như thế”. Hoá ra khẩu hiệu mà chúng ta vẫn hô hào thực hiện “học đi đôi với hành”, “nhà trường phải gắn liền với xã hội” vẫn chỉ là mục tiêu xa vời.

Ước mơ của học sinh Việt Nam khi lớn lên là được học đại học, nhưng đó là đại học gì thì hầu như không một học sinh nào xác định. Điều đó thể hiện cái mục đích của việc học của các học trò cho sự nghiệp tương lai thật mơ hồ, cảm tính.

Nhìn ra các nước giàu có, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng học trò ở các nước tiên tiến không có những ước mơ kiểu chung chung đại khái như trên. Chúng sẽ ước mơ một cái gì đó hoàn toàn cụ thể dù mới chỉ là những cô cậu học sinh: “Tôi ước mơ mình sẽ trở thành kỹ sư hàng không”; “Tôi ước mơ trở thành một nhà kinh tế”…. Liệu các nhà hoạch định tương lai cho giáo dục có bao giờ tỏ ra băn khoăn về những hiện tượng kiểu như vậy?

Học sinh không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để thi đỗ đại học, trong khi đáng lẽ chúng sẽ có thể vận dụng, kế thừa những kiến thức ấy trong các cấp học cao hơn, ở những lĩnh vực mà mình chủ tâm theo đuổi.

Như vậy, nhìn vào ước mơ của các học sinh sẽ có thể tưởng tượng được các giáo viên của chúng ta đã giáo dục cho học sinh như thế nào, và cái quan niệm về việc học của toàn xã hội ta ra sao…

Khi chúng ta làm hay học một cái gì đó mà không có mục đích, nó dễ làm ta nản lòng và đi chệch hướng. Điều này tiếp tục giải thích vì sao lại xảy ra hiện tượng có những học trò giỏi thời phổ thông, nhưng sẵn sàng trở thành một sinh viên học kém khi học đại học; những thủ khoa đại học lại không phải là những người tài trong xã hội…

Chúng ta phải xác định xem học để làm gì và mỗi người nên tư duy về cái gì để phù hợp với sở trường và công việc cá nhân? Xã hội học tập nhưng là học cái gì để thiết thực cho công tác sản xuất của mỗi người học? Nền giáo dục sẽ chọn lựa một tư duy như thế nào để thay đổi mình

Giáo dục của ta thiếu liên hệ với thực tế với công việc sau này nên nó mông lung. Cần phải làm sao mà gắn kết với cuộc sống chứ không phải là một mớ lý thuyết suông hổn độn chẳng mang lại lợi ích gì chỉ thêm rối rắm chán nản. Điều quan trọng là làm sao việc giáo dục của chúng ta phải có ích cho cuộc sống sau này. Phải đáp ứng tất cả những kỹ năng cơ bản cần thiết, đồng thời cũng định hướng phân hóa học sinh.

Ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng phải gắn chặt từng khái niệm với sự vật hiện tượng thực tế. Các kiến thức hiện nay hơi bác học nên học sinh rất khó tiếp thu nhất là kiến thức về sinh học, địa lý, lịch sử, văn học. Tại sao chúng ta lại bắt con trẻ nhồi nhét những kiến thức mà kể cả người lớn cũng đang phải đau đầu đối mặt hàng ngày, trong khi lại không hổ trợ gì cho chúng”.Ngay từ bé, học sinh các nước thường xuyên được tiếp xúc với thực tế.

Có ý kiến cho rằng

“Học là chỉ để “học cách tư duy” – bất cứ học sinh nào có tư tưởng như thế đều sẽ không thể trở thành người có tầm nhìn xa trông rộng. Học là phải giỏi, điểm phải cao – đó cũng không phải là một suy nghĩ tốt.

Học chỉ để lấy tư duy nên học cần phải có “sáng tạo”, phải có lời giải hay, phải có mẹo mực làm bài thi kiểm tra, để ra đáp số nhanh nhất, để đạt điểm cao nhất, nhưng những cái đó lại kém thiết thực đối với đời sống nhất.

Nếu bạn không tin vào điều đó, hãy nhìn vào hiện thực và tự vấn mình rằng: tại sao có những “thủ khoa giỏi nhưng chưa tài”? Học sinh thi đỗ đại học với số điểm cao nhưng vẫn phải “học đi rồi học lại” tới hàng chục học trình trong trường đại học? Sinh viên tốt nghiệp với bằng đại học khá giỏi vẫn tỏ ra ngỡ ngàng trước công tác thực tế?

Bởi vì những người ấy đi học mà không xác định được mình học để làm gì ngoài việc nghĩ rằng: cứ học là sẽ tốt; họ đã đi trên một con đường nhưng lại không biết nó dẫn tới đâu ngoài suy nghĩ rằng: cứ đi sẽ tới. Các học sinh sau khi thi đỗ vào đại học bắt đầu nghĩ rằng “thế là xong”, còn sinh viên đại học khi được tốt nghiệp ra trường rồi thì nghĩ rằng “thế là ổn”.

Trong các nhà trường phổ thông, các thầy cô giáo và học sinh đều không có thói quen liên hệ những điều mình giảng dạy, những điều được học với thực tiễn.

Trong khi chính những sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong các môn học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hình thành tư tưởng học tập có chủ đích, hình thành các định hướng tư duy, sự quan tâm đối với các lĩnh vực tri thức của học sinh cho nghề nghiệp tương lai sau này.

Ngược lại, thầy cô và học trò lại dành sự liên tưởng chủ yếu cho các câu hỏi thi, những sự đánh đố nhau, hoặc sao cho nắm được bài thật chắc, nhớ được lâu, để học thật tốt. Đó là môi trường và mảnh đất tốt cho mục đích học vì điểm, học vì thành tích như hiện nay. Đồng nghĩa với nó sẽ là sự thất bại lớn của khẩu hiệu “học đi đôi với hành”, “lý thuyết đi đôi với thực nghiệm” trong sự nghiệp giáo dục.

Từ khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thực hiện biện pháp đổi mới trong thi cử, chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, lúc ấy cả những người trong ngành và bên ngoài ngành giáo dục mới vỡ lẽ ra một tồn tại mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu nhưng chưa có dịp kiểm chứng “các học sinh phổ thông học vì điểm”, phương châm của giáo dục phổ thông là “thi đại học thế nào thì dạy và học như thế”. Hoá ra khẩu hiệu mà chúng ta vẫn hô hào thực hiện “học đi đôi với hành”, “nhà trường phải gắn liền với xã hội” vẫn chỉ là mục tiêu xa vời.

Ước mơ của học sinh Việt Nam khi lớn lên là được học đại học, nhưng đó là đại học gì thì hầu như không một học sinh nào xác định. Điều đó thể hiện cái mục đích của việc học của các học trò cho sự nghiệp tương lai thật mơ hồ, cảm tính.

Nhìn ra các nước giàu có, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng học trò ở các nước tiên tiến không có những ước mơ kiểu chung chung đại khái như trên. Chúng sẽ ước mơ một cái gì đó hoàn toàn cụ thể dù mới chỉ là những cô cậu học sinh: “Tôi ước mơ mình sẽ trở thành kỹ sư hàng không”; “Tôi ước mơ trở thành một nhà kinh tế”…. Liệu các nhà hoạch định tương lai cho giáo dục có bao giờ tỏ ra băn khoăn về những hiện tượng kiểu như vậy?

Học sinh không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để thi đỗ đại học, trong khi đáng lẽ chúng sẽ có thể vận dụng, kế thừa những kiến thức ấy trong các cấp học cao hơn, ở những lĩnh vực mà mình chủ tâm theo đuổi.

Như vậy, nhìn vào ước mơ của các học sinh sẽ có thể tưởng tượng được các giáo viên của chúng ta đã giáo dục cho học sinh như thế nào, và cái quan niệm về việc học của toàn xã hội ta ra sao…

Khi chúng ta làm hay học một cái gì đó mà không có mục đích, nó dễ làm ta nản lòng và đi chệch hướng. Điều này tiếp tục giải thích vì sao lại xảy ra hiện tượng có những học trò giỏi thời phổ thông, nhưng sẵn sàng trở thành một sinh viên học kém khi học đại học; những thủ khoa đại học lại không phải là những người tài trong xã hội…

Chúng ta phải xác định xem học để làm gì và mỗi người nên tư duy về cái gì để phù hợp với sở trường và công việc cá nhân? Xã hội học tập nhưng là học cái gì để thiết thực cho công tác sản xuất của mỗi người học? Nền giáo dục sẽ chọn lựa một tư duy như thế nào để thay đổi mình

Chọn tập
Bình luận