Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Cảm nghĩ về nhân vật Mị Châu – Trọng Thủy. Nêu ý nghĩa hình ảnh ngọc trai – giếng nước

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

– Giới thiệu khái quát về nhân vật: Mị Châu và Trọng Thủy

– Sự sai lầm của Mị Châu:

+ Mị Châu không chỉ là một người dân của đất nước Âu Lạc mà còn là một nàng công chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, nhưng nàng đã ngây thơ không cảnh giác, coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình. Nàng cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ. Hành động đó đã vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc.

+ Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn. Một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc chạy theo, đưa hai cha con đến chỗ cùng đường tuyệt lộ. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng trước lúc rơi đầu.

– Nguyên nhân của sự sai lầm: sự thiếu cảnh giác của bản thân nàng.

– Hậu quả của sự sai lầm: Dân tộc rơi vào chiến tranh, loạn lạc, nước mất, nhà tan. Nàng chết dưới lưỡi kiếm oan nghiệt của cha.

– Thái độ của tác giả dân gian với sai lầm đó của Mị Châu:

+ Tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Câu nói ấy cũng đồng thời là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu. Đó cũng là bài học đắt giá về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân.

+ Hình ảnh máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc, xác của nàng biến thành ngọc thành là những yếu tố kì ảo, minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.

– Ý kiến thứ nhất đúng khi luận tội Mị Châu với những hậu quả mà sai lầm của nàng đã gây ra. Ý kiến thứ hai tỏ ra có lý khi tìm nguyên nhân của sự sai lầm là do bản chất của trái tim yêu.

– Tuy nhiên, cần đặt tình yêu đôi lứa trong mối quan hệ với vận mệnh quốc gia, vận mệnh cộng đồng, để thấy: Trong một đất nước nhiều giặc giã, luôn đứng trước nguy cơ của những cuộc xâm lược, một nàng công chúa chỉ biết lắng nghe tiếng nói của con tim, của tình yêu mà vô tình với sự sống còn của xã tắc chính là có tội.

– Ngay bản thân Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lớn của mình, nàng chỉ mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Mị Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội.

Ý nghĩa hình ảnh ngọc trai – giếng nước

+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước là chi tiết hư cấu nhằm an ủi lời nguyền của Mị Châu. Nàng không cam tâm phản bội cha nhưng vì còn quá ngây thơ nhẹ dạ nên đã mắc lừa Trọng Thủy dẫn đến bi kịch tình yêu

+ Hình ảnh này không pải để ca ngợi mối tình thủy chung của Trọng Thủy. Trọng Thủy là một tên gián điệp nên cái chết của Trọng Thủy là vì nó, tự nó, cho nó

+ Bài học của thế hệ sau về cách xử lí của cá nhân và cộng đồng, giữa riêng và chung, giữa tình yêu và đất nước. Phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc hài hòa với tình yêu vợ chồng

– Giới thiệu khái quát về nhân vật: Mị Châu và Trọng Thủy

– Sự sai lầm của Mị Châu:

+ Mị Châu không chỉ là một người dân của đất nước Âu Lạc mà còn là một nàng công chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, nhưng nàng đã ngây thơ không cảnh giác, coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình. Nàng cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ. Hành động đó đã vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc.

+ Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn. Một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc chạy theo, đưa hai cha con đến chỗ cùng đường tuyệt lộ. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng trước lúc rơi đầu.

– Nguyên nhân của sự sai lầm: sự thiếu cảnh giác của bản thân nàng.

– Hậu quả của sự sai lầm: Dân tộc rơi vào chiến tranh, loạn lạc, nước mất, nhà tan. Nàng chết dưới lưỡi kiếm oan nghiệt của cha.

– Thái độ của tác giả dân gian với sai lầm đó của Mị Châu:

+ Tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Câu nói ấy cũng đồng thời là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu. Đó cũng là bài học đắt giá về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân.

+ Hình ảnh máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc, xác của nàng biến thành ngọc thành là những yếu tố kì ảo, minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.

– Ý kiến thứ nhất đúng khi luận tội Mị Châu với những hậu quả mà sai lầm của nàng đã gây ra. Ý kiến thứ hai tỏ ra có lý khi tìm nguyên nhân của sự sai lầm là do bản chất của trái tim yêu.

– Tuy nhiên, cần đặt tình yêu đôi lứa trong mối quan hệ với vận mệnh quốc gia, vận mệnh cộng đồng, để thấy: Trong một đất nước nhiều giặc giã, luôn đứng trước nguy cơ của những cuộc xâm lược, một nàng công chúa chỉ biết lắng nghe tiếng nói của con tim, của tình yêu mà vô tình với sự sống còn của xã tắc chính là có tội.

– Ngay bản thân Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lớn của mình, nàng chỉ mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Mị Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội.

Ý nghĩa hình ảnh ngọc trai – giếng nước

+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước là chi tiết hư cấu nhằm an ủi lời nguyền của Mị Châu. Nàng không cam tâm phản bội cha nhưng vì còn quá ngây thơ nhẹ dạ nên đã mắc lừa Trọng Thủy dẫn đến bi kịch tình yêu

+ Hình ảnh này không pải để ca ngợi mối tình thủy chung của Trọng Thủy. Trọng Thủy là một tên gián điệp nên cái chết của Trọng Thủy là vì nó, tự nó, cho nó

+ Bài học của thế hệ sau về cách xử lí của cá nhân và cộng đồng, giữa riêng và chung, giữa tình yêu và đất nước. Phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc hài hòa với tình yêu vợ chồng

Chọn tập
Bình luận
× sticky