*Điểm giống nhau:
– Cả hai đoạn thơ đều dựng lên hình ảnh của người trai thời loạn với vẻ đẹp của khát vọng, ý chí và tinh thần cứu nước mang tầm vóc vũ trụ
* Điểm khác nhau:
– Hình ảnh tráng sĩ trong hai câu đầu của bài thơ Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão) là người tráng sĩ trẻ tuổi đang đắc thời, lợi thế còn người tráng sĩ trong hai câu cuối của bài thơ Cảm hoài (Đặng Dung) là một tráng sĩ đầu thì đã bạc mà vận hội đã hết (giải thích hoàn cảnh của thời đại và hoàn cảnh riêng của chủ thể trữ tình trong hai bài thơ).
– Hình ảnh người tráng sĩ trong Thuật hoài mang vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt hào hùng
(thể hiện qua mối quan hệ giữa hình ảnh cầm ngang ngọn giáo của người tráng sĩ với không gian và thời gian mang tầm vóc lớn lao của vũ trụ, với hình ảnh ba quân khí thế hùng mạnh ngất trời thể hiện qua biện pháp so sánh vật hóa).
Hình ảnh người tráng sĩ – lão tướng trong bài thơ Cảm hoài mang vẻ đẹp bi tráng (thể hiên trong mối quan hệ giữa tâm sự bi phẫn “ Quốc thù chưa trả sao già vội” với hành động bền bỉ “mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy” của người tráng sĩ).
– Giọng điệu trong hai câu đầu của bài thơ Thuật hoài mang âm hưởng hào sảng, giọng điệu trong hai câu cuối bài Cảm hoài mang âm điệu ngậm ngùi, bi phẫn