Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo được sử dụng trong truyên An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Yếu tố kỳ ảo: 

+ Rùa Vàng giúp vua An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần: Thể hiện sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước của An Dương Vương

+ An Dương Vương cầm sừng tê bảy tất rẽ nước xuống biển: thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của vua An Dương Vương. Tuy An Dương Vương có tội trạng nhưng ông có công rất lớn vì thế nên nhân dân vẫn rất kính trọng và biết ơn Ngài, nên họ đã để An Dương Vương bất tử trong hồn thiêng sông núi.

+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước: là chi tiết giải oan cho Mỵ Châu, và một chút thương hại cho Trọng Thuỷ

– Trước lúc chết nàng Mỵ Châu có khấn rằng nếu nàng trong sạch, không có mưu đồ hại cha, hại nước thì lúc chết xin hoá thành ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Hình ảnh ngọc trai là chi tiết nhằm giảm nhẹ tội trạng cho Mỵ Châu, thể hiện sự đồng cảm, bao dung của nhân dân ta với nàng

– Giếng nước ở đây để thể hiện một chút thương hại đến Trọng Thuỷ. Suy cho cùng, hắn cũng chỉ là nạn nhân. Hắn chỉ thực hiện một bổn phận, trách nhiệm của một người con đối với cha, của một bề tôi trung thành với đất nước. Khi trở thành chồng của Mỵ Châu, tình cảm của hắn đã nảy nở, nhưng hắn vẫn không quên đi nhiệm vụ của mình. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, hắn lại tỏ ra thương nhớ Mỵ Châu. Có thể nói, hắn là cũng là một nạn nhân trong chế độ cũ, và là nạn nhân trong tình yêu. Cho nên, hình ảnh ngọc trai – giếng nước cũng có thể được xem là một chi tiết tỏ lòng thương hại của nhân dân đối với một nạn nhân của gặp bi kịch tình yêu, cũng như đối với một kẻ đã biết ân hận, khát khao được hoá giải tội lỗi như Trọng Thuỷ.

Yếu tố kỳ ảo: 

+ Rùa Vàng giúp vua An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần: Thể hiện sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước của An Dương Vương

+ An Dương Vương cầm sừng tê bảy tất rẽ nước xuống biển: thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của vua An Dương Vương. Tuy An Dương Vương có tội trạng nhưng ông có công rất lớn vì thế nên nhân dân vẫn rất kính trọng và biết ơn Ngài, nên họ đã để An Dương Vương bất tử trong hồn thiêng sông núi.

+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước: là chi tiết giải oan cho Mỵ Châu, và một chút thương hại cho Trọng Thuỷ

– Trước lúc chết nàng Mỵ Châu có khấn rằng nếu nàng trong sạch, không có mưu đồ hại cha, hại nước thì lúc chết xin hoá thành ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Hình ảnh ngọc trai là chi tiết nhằm giảm nhẹ tội trạng cho Mỵ Châu, thể hiện sự đồng cảm, bao dung của nhân dân ta với nàng

– Giếng nước ở đây để thể hiện một chút thương hại đến Trọng Thuỷ. Suy cho cùng, hắn cũng chỉ là nạn nhân. Hắn chỉ thực hiện một bổn phận, trách nhiệm của một người con đối với cha, của một bề tôi trung thành với đất nước. Khi trở thành chồng của Mỵ Châu, tình cảm của hắn đã nảy nở, nhưng hắn vẫn không quên đi nhiệm vụ của mình. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, hắn lại tỏ ra thương nhớ Mỵ Châu. Có thể nói, hắn là cũng là một nạn nhân trong chế độ cũ, và là nạn nhân trong tình yêu. Cho nên, hình ảnh ngọc trai – giếng nước cũng có thể được xem là một chi tiết tỏ lòng thương hại của nhân dân đối với một nạn nhân của gặp bi kịch tình yêu, cũng như đối với một kẻ đã biết ân hận, khát khao được hoá giải tội lỗi như Trọng Thuỷ.

Chọn tập
Bình luận