Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích tác phẩm Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ mang thể lọai thất ngôn xen lục ngôn – một sự sáng tạo của riêng Nguyễn Trãi. Qua bài thơ ta cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp cũa Nguyễn Trãi.

“Rồi hóng mát thưở ngày trường,

……..

Dân giàu đủ khắp đòi phương. “

Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi về quê ở ẩn vì không được vua tin tưởng trọng dụng nữa. Đây là một hòan cảnh bất đắc chí, tác giả không muốn sống như thế nhưng vẫn cứ phải sống. Mở đầu bài thơ: 

“Rồi hóng mát thưở ngày trường, “

Câu thơ 6 chữ nhưng giới thiệu khá đầy đủ về thời gian, hòan cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Qua từ “rồi”, “ngày trường” ta thấy thật lạ, một người có tài đức như ông, một người luôn muốn đóng góp sức mình cho đất nước thêm giàu mạnh, phát triển thế mà giờ đây lại phải sống nhàn rỗi trong những ngày dài như thế. Quả là bất công. Câu thơ mang nhịp 1/2/3 kết hợp với thanh bằng cuối câu cho ta cảm giác nghe như tiếng thở dài nhưg không giống lới than thở. Qua câu thơ đầu tiên ta thấy tâm hồn nhà thơ luôn rộng mở để đón nhận thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

Ba câu thơ tiếp theo cho ta cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hương còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. “

Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Mọi vật sinh sôi, nảy nở, vươn dậy một cách nhanh chóng Tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Nhịp thơ ¾ công với từ cổ “thức”, từ “tiễn”, động từ mạnh “phun”góp phần làm cảnh vật nổi bật hơn. Cách miêu tả từ gần đến xa bằng nhiều giác quan, màu sắc sinh động, hài hòa kết hợp với các động từ mạnh, từ láy để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa hè sinh động, đáng yêu, căng tràn nhựa sống, dường như vạn vật đều khoe sắc, tỏa hương. Chắc hẳn phải là một người yêu thiên nhiên, có tâm hồn tinh tế nhạy cảm thì Nguyễn Trãi mới viết được những vần thơ sinh đông và sâu sắc đến như vậy.

Hai câu thơ tiếp theo giúp ta hình dung được vẻ đẹp thanh bình của bức tranh cuộc sống con người:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. “

Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác Ông thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ láy “lao xao”, “dắng dỏi”. Ta thấy được cảnh vật thật yên vui, thanh bình. Phải là một người thiết tha yêu cuộc sống, gắn bó với cuộc sống, Nguyễn Trãi mới cảm nhận được những âm thanh đời thường như vậy.

Hai câu thơ cuối thể hiện niềm khát khao cao đẹp của tác giả muốn cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương. “

Câu cuối 6 chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 âm hưởng mạnh mẽ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Đáng lẽ sau khi đánh thắng quân Minh thì phải bắt tay vào việc xây dựng cuộc sống ấm no, hp’ cho nhân dân nhưng Lê Lợi lại nghe lời xu nịnh của bọn gian thần mà nghi ngờ những vị quan đã có công giúp mình ngày xưa. Dù không được trọng dụng nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn đau đầu vì dân, dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn nghĩ cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Trong tâm trí của ông luôn có khát khao đem tài trí của mình đễ thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

Qua bức tranh mùa hè vui tươi tràn đầy sức sống tác giả đã gởi gắm lòng yêu mến quê hương đất nước, hòai bão giúp dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được bộc lộ khá sâu sắc và chân thực. Bài thơ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước, thương dân, tinh thần sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi. Nghệ thuật của bài thơ cũng rất sáng tạo. Ông đã Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn. Vận dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh của cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người. Hệ thống ngôn ngữ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. Qua tất cả ta thấy Nguễn Trãi là người đã có công khai sáng văn học tiếng việt.

Cảnh ngày hè không chỉ là bài thơ tiêu biếu cho Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi mà cò là một trong những bông hoa chữ Nôm đẹp nhất trng văn học Việt Nam. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ mang thể lọai thất ngôn xen lục ngôn – một sự sáng tạo của riêng Nguyễn Trãi. Qua bài thơ ta cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp cũa Nguyễn Trãi.

“Rồi hóng mát thưở ngày trường,

……..

Dân giàu đủ khắp đòi phương. “

Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi về quê ở ẩn vì không được vua tin tưởng trọng dụng nữa. Đây là một hòan cảnh bất đắc chí, tác giả không muốn sống như thế nhưng vẫn cứ phải sống. Mở đầu bài thơ: 

“Rồi hóng mát thưở ngày trường, “

Câu thơ 6 chữ nhưng giới thiệu khá đầy đủ về thời gian, hòan cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Qua từ “rồi”, “ngày trường” ta thấy thật lạ, một người có tài đức như ông, một người luôn muốn đóng góp sức mình cho đất nước thêm giàu mạnh, phát triển thế mà giờ đây lại phải sống nhàn rỗi trong những ngày dài như thế. Quả là bất công. Câu thơ mang nhịp 1/2/3 kết hợp với thanh bằng cuối câu cho ta cảm giác nghe như tiếng thở dài nhưg không giống lới than thở. Qua câu thơ đầu tiên ta thấy tâm hồn nhà thơ luôn rộng mở để đón nhận thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

Ba câu thơ tiếp theo cho ta cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hương còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. “

Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Mọi vật sinh sôi, nảy nở, vươn dậy một cách nhanh chóng Tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Nhịp thơ ¾ công với từ cổ “thức”, từ “tiễn”, động từ mạnh “phun”góp phần làm cảnh vật nổi bật hơn. Cách miêu tả từ gần đến xa bằng nhiều giác quan, màu sắc sinh động, hài hòa kết hợp với các động từ mạnh, từ láy để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa hè sinh động, đáng yêu, căng tràn nhựa sống, dường như vạn vật đều khoe sắc, tỏa hương. Chắc hẳn phải là một người yêu thiên nhiên, có tâm hồn tinh tế nhạy cảm thì Nguyễn Trãi mới viết được những vần thơ sinh đông và sâu sắc đến như vậy.

Hai câu thơ tiếp theo giúp ta hình dung được vẻ đẹp thanh bình của bức tranh cuộc sống con người:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. “

Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác Ông thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ láy “lao xao”, “dắng dỏi”. Ta thấy được cảnh vật thật yên vui, thanh bình. Phải là một người thiết tha yêu cuộc sống, gắn bó với cuộc sống, Nguyễn Trãi mới cảm nhận được những âm thanh đời thường như vậy.

Hai câu thơ cuối thể hiện niềm khát khao cao đẹp của tác giả muốn cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương. “

Câu cuối 6 chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 âm hưởng mạnh mẽ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Đáng lẽ sau khi đánh thắng quân Minh thì phải bắt tay vào việc xây dựng cuộc sống ấm no, hp’ cho nhân dân nhưng Lê Lợi lại nghe lời xu nịnh của bọn gian thần mà nghi ngờ những vị quan đã có công giúp mình ngày xưa. Dù không được trọng dụng nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn đau đầu vì dân, dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn nghĩ cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Trong tâm trí của ông luôn có khát khao đem tài trí của mình đễ thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

Qua bức tranh mùa hè vui tươi tràn đầy sức sống tác giả đã gởi gắm lòng yêu mến quê hương đất nước, hòai bão giúp dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được bộc lộ khá sâu sắc và chân thực. Bài thơ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước, thương dân, tinh thần sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi. Nghệ thuật của bài thơ cũng rất sáng tạo. Ông đã Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn. Vận dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh của cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người. Hệ thống ngôn ngữ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. Qua tất cả ta thấy Nguễn Trãi là người đã có công khai sáng văn học tiếng việt.

Cảnh ngày hè không chỉ là bài thơ tiêu biếu cho Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi mà cò là một trong những bông hoa chữ Nôm đẹp nhất trng văn học Việt Nam. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Chọn tập
Bình luận
× sticky