Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Bình Ngô đại cáo, Văn kiện lịch sử đồng thời là tác phẩm văn học theo thể văn biền ngẫu, do Nguyễn Trãi viết năm 1428, sau đại thắng quân Minh, được các thế hệ sĩ phu đánh giá là một áng “thiên cổ hùng văn” có một không hai trong lịch sử dân tộc. “Bình Ngô đại cáo” trình bày tóm tắt lịch sử mười năm kháng chiến gian khổ, những thành tích của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, tổng kết kinh nghiệm cuộc chiến tranh chống Minh, rút ra những bài học về đường lối đánh giặc cứu nước, có giá trị lâu dài cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự chủ. Đặc điểm lớn nhất của “Bình Ngô đại cáo” là hơn bao giờ hết, ý thức quốc gia độc lập và lòng tự hào dân tộc được đề cao. Ngọn cờ “nhân nghĩa” cứu nước cứu dân, dựa vào dân mà cứu nước là nguồn gốc sâu xa của chiến thắng vĩ đại. “Bình Ngô đại cáo” đã nêu bật sách lược kiên trì chiến đấu, lấy ít thắng nhiều, đánh vào quân địch đồng thời đánh vào lòng người, làm tan rã ý chí bán nước, cầu vinh của nguỵ quân, giải thích cho quan quân giặc nhận thấy tính chất phi nghĩa và sự thất bại tất yếu của cuộc xâm lược. “Bình Ngô đại cáo” truyền đạt những tư tưởng quân sự, chính trị và triết lí của dân tộc Việt nam. Lời lẽ chính xác, cô đúc, chứa đựng nhiều hình tượng gợi cảm, vừa là văn chương chính luận, vừa là văn chương trữ tình. Được xem là tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

“Bình Ngô đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến.

Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc, đau thương.

“Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước, cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.

Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

“Nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã riêng

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

là niềm tự hào dân tộc “…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, bán nước:

“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”

Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:

“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc

….

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”

Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công, không nhân nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm lược đã:

“Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế

Gây binh, kết oán trãi hai mươi năm

Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời”

Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường” “máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”

Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa quân ta đã:

“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông”

Quân ta chiến thắng vì đã:

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo”

Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại, là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong:

“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,

ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.

Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa,

về đến nước mà vẫn tim đập chân run. ”

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

Có câu “Người ta ai cũng sẵn có mối thiện ở trong lòng; lòng trắc ẩn tức là mối đầu của nhân, lòng từ tức là mối đầu của nghĩa. ” 

Người Việt Nam, nay còn ở trong nước, hay sinh sống ở ngoại quốc, nếu còn giữ văn hóa dân tộc, lấy “ngũ thường” làm trọng, mấy ai ưa chiến tranh? Vì “mối thiện”, vì lòng “trắc ẩn” không ai muốn thấy có sự chém giết, dù một người hay trăm vạn người.  

Người ta cho rằng, nhân loại càng văn minh, càng không nên có án tử hình. Chúng ta, dù nhân danh cho gì, cũng không thể lấy đi cái chúng ta không cho người khác. Nói rõ ra, sự sống là do Tạo hóa ban cho mỗi con người, nên chỉ có Tạo hóa mới có quyền lấy lui. Giết một người là lấy đi sự sống nơi người ấy. Ta có quyền gì lấy nó đi trong khi chúng ta không cho người ấy sự sống ấy? 

Nghĩ như thế nên ai cũng đồng ý rằng, chiến tranh là đem lại chém giết, tàn tật, đau thương, v. v… là bất nhân, là điều không nên làm, không nên có.  

Tuy nhiên, trở lại với Bình Ngô Đại Cáo, dù Lê Lợi muốn điều “nhân”, ông cũng phải vì điều “nghĩa” mà “quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. ” Không gây cảnh binh đao là làm điều “nhân”, nhưng khử bạo là điều “nghĩa”. Tại sao thấy điều “nghĩa” mà không làm. Trong một phạm vi nhỏ như trường hợp Lục Vân Tiên giết tướng cuớp Phong Lai, chẳng qua cũng chỉ bởi một điều: “Chữ rằng kiến nghĩa bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng. ” Chữ anh hùng cụ Đồ Chiểu dùng ở đây chắc không phải cùng ý nghĩa của chữ hero như Tây phương, anh hùng của cụ chỉ là người chống điều trái, làm điều phải.  

Nói xa hơn, Trương Phúc Loan chuyên quyền làm nhiều điều càn rỡ, dân tình đói khổ oán than nên anh em nhà Nguyễn Tây Sơn mới dấy nghĩa. Lê Lợi, trước ách cai trị tàn bạo của nhà Minh, bắt dân ta lên rừng lấy ngà voi, xuống đáy biển mò ngọc trai, nên mới “Lam Sơn dấy nghĩa”. Cũng là vì “nghĩa” mà làm.  

Gây chiến tranh là điều bất nhân, tạo nên cảnh chết chóc đau thương cho người lính, người dân vô tội, đó là điều ác, nhưng đó là điều ác phải làm! 

Chiến tranh nào không làm điều ác, dù là “Lam Sơn khởi nghĩa”, hay cuộc dấy binh của anh em nhà Tây Sơn, cũng đều là gây nên sự chém giết cả. Điều quan trọng là cái “tâm” của người gây chiến tranh. Trở lại việc Lam Sơn dấy nghĩa của Lê Lợi, cái “tâm” của ông là làm việc nghĩa, gây chiến là việc chẳng đặng đừng. Cái tâm của ông là làm điều nhân, không muốn hại người.  

Gây chiến tranh tức có cảnh “máu chảy xương rơi” nhưng có ai cho rằng đó không là việc hại một người cứu muôn người.  

Quan trọng là phải tính toán làm sao ít hao hại nhứt, về cả nhân mạng của hai bên, của dân thường và tài sản.  

Một điều “nhân” cần bàn cho cho rõ nữa. Người ta khi cầm quyền, phải lấy sự thương dân làm đầu, tránh cho dân những điều khổ đau tang tóc… Như thế thì ai cũng vì “lợi” chứ không còn nhân nghĩa gì nữa cả, coi như thiên hạ đại loạn rồi. Đó là lúc nhân loại giết nhau để tự mình tiêu diệt, sẽ không còn gì để nói nữa.  

Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng.

Tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa, hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Có thể nói, Bình Ngô Đại Cáo là tác phẩm rất nổi tiếng trên toàn thế giới đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà!

Bình Ngô đại cáo, Văn kiện lịch sử đồng thời là tác phẩm văn học theo thể văn biền ngẫu, do Nguyễn Trãi viết năm 1428, sau đại thắng quân Minh, được các thế hệ sĩ phu đánh giá là một áng “thiên cổ hùng văn” có một không hai trong lịch sử dân tộc. “Bình Ngô đại cáo” trình bày tóm tắt lịch sử mười năm kháng chiến gian khổ, những thành tích của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, tổng kết kinh nghiệm cuộc chiến tranh chống Minh, rút ra những bài học về đường lối đánh giặc cứu nước, có giá trị lâu dài cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự chủ. Đặc điểm lớn nhất của “Bình Ngô đại cáo” là hơn bao giờ hết, ý thức quốc gia độc lập và lòng tự hào dân tộc được đề cao. Ngọn cờ “nhân nghĩa” cứu nước cứu dân, dựa vào dân mà cứu nước là nguồn gốc sâu xa của chiến thắng vĩ đại. “Bình Ngô đại cáo” đã nêu bật sách lược kiên trì chiến đấu, lấy ít thắng nhiều, đánh vào quân địch đồng thời đánh vào lòng người, làm tan rã ý chí bán nước, cầu vinh của nguỵ quân, giải thích cho quan quân giặc nhận thấy tính chất phi nghĩa và sự thất bại tất yếu của cuộc xâm lược. “Bình Ngô đại cáo” truyền đạt những tư tưởng quân sự, chính trị và triết lí của dân tộc Việt nam. Lời lẽ chính xác, cô đúc, chứa đựng nhiều hình tượng gợi cảm, vừa là văn chương chính luận, vừa là văn chương trữ tình. Được xem là tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

“Bình Ngô đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến.

Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc, đau thương.

“Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước, cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.

Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

“Nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã riêng

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

là niềm tự hào dân tộc “…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, bán nước:

“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”

Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:

“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc

….

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”

Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công, không nhân nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm lược đã:

“Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế

Gây binh, kết oán trãi hai mươi năm

Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời”

Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường” “máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”

Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa quân ta đã:

“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông”

Quân ta chiến thắng vì đã:

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo”

Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại, là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong:

“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,

ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.

Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa,

về đến nước mà vẫn tim đập chân run. ”

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

Có câu “Người ta ai cũng sẵn có mối thiện ở trong lòng; lòng trắc ẩn tức là mối đầu của nhân, lòng từ tức là mối đầu của nghĩa. ” 

Người Việt Nam, nay còn ở trong nước, hay sinh sống ở ngoại quốc, nếu còn giữ văn hóa dân tộc, lấy “ngũ thường” làm trọng, mấy ai ưa chiến tranh? Vì “mối thiện”, vì lòng “trắc ẩn” không ai muốn thấy có sự chém giết, dù một người hay trăm vạn người.  

Người ta cho rằng, nhân loại càng văn minh, càng không nên có án tử hình. Chúng ta, dù nhân danh cho gì, cũng không thể lấy đi cái chúng ta không cho người khác. Nói rõ ra, sự sống là do Tạo hóa ban cho mỗi con người, nên chỉ có Tạo hóa mới có quyền lấy lui. Giết một người là lấy đi sự sống nơi người ấy. Ta có quyền gì lấy nó đi trong khi chúng ta không cho người ấy sự sống ấy? 

Nghĩ như thế nên ai cũng đồng ý rằng, chiến tranh là đem lại chém giết, tàn tật, đau thương, v. v… là bất nhân, là điều không nên làm, không nên có.  

Tuy nhiên, trở lại với Bình Ngô Đại Cáo, dù Lê Lợi muốn điều “nhân”, ông cũng phải vì điều “nghĩa” mà “quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. ” Không gây cảnh binh đao là làm điều “nhân”, nhưng khử bạo là điều “nghĩa”. Tại sao thấy điều “nghĩa” mà không làm. Trong một phạm vi nhỏ như trường hợp Lục Vân Tiên giết tướng cuớp Phong Lai, chẳng qua cũng chỉ bởi một điều: “Chữ rằng kiến nghĩa bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng. ” Chữ anh hùng cụ Đồ Chiểu dùng ở đây chắc không phải cùng ý nghĩa của chữ hero như Tây phương, anh hùng của cụ chỉ là người chống điều trái, làm điều phải.  

Nói xa hơn, Trương Phúc Loan chuyên quyền làm nhiều điều càn rỡ, dân tình đói khổ oán than nên anh em nhà Nguyễn Tây Sơn mới dấy nghĩa. Lê Lợi, trước ách cai trị tàn bạo của nhà Minh, bắt dân ta lên rừng lấy ngà voi, xuống đáy biển mò ngọc trai, nên mới “Lam Sơn dấy nghĩa”. Cũng là vì “nghĩa” mà làm.  

Gây chiến tranh là điều bất nhân, tạo nên cảnh chết chóc đau thương cho người lính, người dân vô tội, đó là điều ác, nhưng đó là điều ác phải làm! 

Chiến tranh nào không làm điều ác, dù là “Lam Sơn khởi nghĩa”, hay cuộc dấy binh của anh em nhà Tây Sơn, cũng đều là gây nên sự chém giết cả. Điều quan trọng là cái “tâm” của người gây chiến tranh. Trở lại việc Lam Sơn dấy nghĩa của Lê Lợi, cái “tâm” của ông là làm việc nghĩa, gây chiến là việc chẳng đặng đừng. Cái tâm của ông là làm điều nhân, không muốn hại người.  

Gây chiến tranh tức có cảnh “máu chảy xương rơi” nhưng có ai cho rằng đó không là việc hại một người cứu muôn người.  

Quan trọng là phải tính toán làm sao ít hao hại nhứt, về cả nhân mạng của hai bên, của dân thường và tài sản.  

Một điều “nhân” cần bàn cho cho rõ nữa. Người ta khi cầm quyền, phải lấy sự thương dân làm đầu, tránh cho dân những điều khổ đau tang tóc… Như thế thì ai cũng vì “lợi” chứ không còn nhân nghĩa gì nữa cả, coi như thiên hạ đại loạn rồi. Đó là lúc nhân loại giết nhau để tự mình tiêu diệt, sẽ không còn gì để nói nữa.  

Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng.

Tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa, hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Có thể nói, Bình Ngô Đại Cáo là tác phẩm rất nổi tiếng trên toàn thế giới đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà!

Chọn tập
Bình luận
× sticky