Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du gửi gắm nhiều ước mơ, hoài bão, khát vọng nhân văn và cao đẹp.

– Từ là một người anh hùng cái thế, có chí lớn muốn làm nên sự nghiệp để làm nên tiếng anh hùng “đâu đấy tỏ”.

Trong toàn truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ có một lần dùng từ “Trượng phu” (người đàn ông có chí khí lớn) và chính là được dùng để nói về Từ Hải ở đoạn trích này.

Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao của người anh hùng được thể hiện qua những thủ pháp miêu tả ước lệ và mang tầm vũ trụ: “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mang”, “bốn bể”…

Hình ảnh tư thế người anh hùng hiện lên gắn với hình ảnh “thanh gươm yên ngựa” và được so sánh với chim Bằng (loại chim huyền thoại được dùng để so sánh với chí lớn của nam nhi)…

Khao khát về một sự nghiệp lớn: được thể hiện qua hình ảnh mang tính chất ước lệ: “Bao giờ 10 vạn tinh binh – Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”. Hình ảnh thơ có cả âm thanh, màu sắc, sức mạnh diễn tả khí thế và khát vọng, hoài bão lớn lao của Từ Hải

Một trang nam nhi tràn đầy lòng tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai “Bằng nay bốn biển là nhà” nhưng sẽ có ngày nắm trong tay “mười vạn tinh binh”, và ngày đó không phải là xa vời “Đành lòng chờ đó ít lâu – Chầy chăng là một năm sau vội gì”

– Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình mà còn quyết tâm thực hiện lí tưởng đó.

Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng từ, vượt qua thói “nữ nhi thường tình” để sẵn lòng ra đi làm nên nghiệp lớn. Cả một hệ thống Từ ngữ thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát đó: “thoắt”, “thẳng rong”, “quyết lời”, “dứt áo ra đi”.

Cuộc chia tay Từ Hải – Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay giữa Kiều và Kim Trọng cũng như cuộc chia tay Kiều – Thúc Sinh về: tính chất, hoàn cảnh, tâm trạng, thái độ, hành động của người ra đi và người ở lại.

Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du gửi gắm nhiều ước mơ, hoài bão, khát vọng nhân văn và cao đẹp.

– Từ là một người anh hùng cái thế, có chí lớn muốn làm nên sự nghiệp để làm nên tiếng anh hùng “đâu đấy tỏ”.

Trong toàn truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ có một lần dùng từ “Trượng phu” (người đàn ông có chí khí lớn) và chính là được dùng để nói về Từ Hải ở đoạn trích này.

Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao của người anh hùng được thể hiện qua những thủ pháp miêu tả ước lệ và mang tầm vũ trụ: “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mang”, “bốn bể”…

Hình ảnh tư thế người anh hùng hiện lên gắn với hình ảnh “thanh gươm yên ngựa” và được so sánh với chim Bằng (loại chim huyền thoại được dùng để so sánh với chí lớn của nam nhi)…

Khao khát về một sự nghiệp lớn: được thể hiện qua hình ảnh mang tính chất ước lệ: “Bao giờ 10 vạn tinh binh – Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”. Hình ảnh thơ có cả âm thanh, màu sắc, sức mạnh diễn tả khí thế và khát vọng, hoài bão lớn lao của Từ Hải

Một trang nam nhi tràn đầy lòng tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai “Bằng nay bốn biển là nhà” nhưng sẽ có ngày nắm trong tay “mười vạn tinh binh”, và ngày đó không phải là xa vời “Đành lòng chờ đó ít lâu – Chầy chăng là một năm sau vội gì”

– Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình mà còn quyết tâm thực hiện lí tưởng đó.

Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng từ, vượt qua thói “nữ nhi thường tình” để sẵn lòng ra đi làm nên nghiệp lớn. Cả một hệ thống Từ ngữ thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát đó: “thoắt”, “thẳng rong”, “quyết lời”, “dứt áo ra đi”.

Cuộc chia tay Từ Hải – Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay giữa Kiều và Kim Trọng cũng như cuộc chia tay Kiều – Thúc Sinh về: tính chất, hoàn cảnh, tâm trạng, thái độ, hành động của người ra đi và người ở lại.

Chọn tập
Bình luận