Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Nêu cảm nghĩ về tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đã bao thế hệ đã qua đi, có những cuộc tình đã trở thành huyền thoại như Chử Đồng Tử và Tiên Dung, nhưng cũng có những mối duyên tình hay đúng hơn là mối oan tình khiến lòng người đau xót đến ngàn năm như Mị Châu – Trọng Thủy. Giếng Mị Châu ở Đông Anh vẫn còn đó, bên cạnh bài học về việc đề cao cảnh giác với kẻ thù, tấm oan tình vẫn còn để lại những bài học nhân văn sâu sắc về tình yêu, về hạnh phúc. 

Bằng còn mắt nhân đạo của nhân dân, bằng những gì chúng ta luôn muốn tin và đã tin mỗi khi đọc những trang viết về tình yêu Mị Châu Trọng Thủy, ta có thể coi đây là một cuộc tình đẹp theo đúng nghĩa của nó. Mị Châu là con gái của Thục phán An Dương Vương, một công chúa xinh đẹp, ngây thơ, trong sáng. Còn Trọng Thủy lại là một hoàng tử giỏi giang, thạo việc cung kiếm binh đao. Mối lương duyên giữa đôi Tiên Đồng – Ngọc Nữ từ cái thuở Văn Lang – Âu Lạc này không thể phủ nhận rằng không đáng ngưỡng mộ và mơ ước, Bản thân tôi và có lẽ tất cả mọi người cũng luôn tin rằng, họ đã có những năm tháng hạnh phúc, quấn quýt bên nhau trong tình yêu đôi lứa mặn nồng. Đã có lúc Trọng Thủy muốn ngỏ với Mị Châu những mưu toán, tính toán độc ác của cha mình để cứu nàng khỏi họa binh đao đầu rơi máu chảy. Vậy thì sao có thể nói rằng tình yêu của Trọng Thủy chỉ là sự dối trá, lừa lọc cho được. Chỉ trách sao cho nghĩa tình phu phụ và tấm lòng trung hiếu không thể dung hòa, trách sao cho Trọng Thủy lại quá tham lam để phá vỡ mất mối nhân tình đẹp tựa mộng ước này. Cho đến khi Mị Châu chết đi, chàng vẫn một lòng ôm ấp lấy hình bóng nàng để rồi chết đi trong nỗi ân hận day dứt vì một tình yêu chưa được trọn vẹn. Tình yêu của chàng lúc này, cái chết của chàng lúc này phải chăng cũng chỉ là một sự lừa dối. Nhưng có còn gì để dối lừa nữa đâu khi Mị Châu đã chết, Triệu Đà đã đạt được tham vọng của mình. Sự ra đi này của Trọng Thủy chỉ có thể là một lời xin lỗi, một sự cứu vớt muộn màng cho tình yêu đã mất. Để rồi khi hóa kiếp sau, hai người lại có thể yêu nhau trọn đời trọn kiếp không phai…. 

Nhưng trớ trêu thay, nếu tình yêu kia đẹp đẽ như thế, cứ bằng phẳng và ngọt ngào như thế thì sẽ chẳng có mối oan tình Mị Châu Trọng Thủy tạc dấu đến ngàn năm trên bia đá lịch sử Việt Nam. Dù muốn đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng, cuộc hôn nhân đẹp đẽ của Mị Châu – Trọng Thủy lại xuất phát từ một động cơ chẳng mấy tốt đẹp. Trọng Thủy sang làm rể An Dương Vương trước là vì muốn do thám đất nước Âu Lạc, sau mới là vì tình yêu với Mị Châu. Tình cảm của chàng có thể là chân thành, là tốt đẹp đấy nhưng từ xưa đến nay, chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào có thứ tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, với tham vọng cướp nước. Để rồi khi người ta muốn đi ngược lại chân lý thì cũng là lúc bi kịch bắt đầu. Một Mị Châu nhẹ dạ cả tin, hết lòng tin tưởng chồng mà chẳng chút mảy may nghi ngờ, chẳng chút đề phòng cảnh giác. Một Trọng Thủy vừa muốn trọn nghĩa với non sông, vừa muốn vẹn tình với gia đình, với người vợ thân yêu mà chàng hết mực yêu thương. Niềm tin ấy, khát khao ấy tưởng chừng như chẳng có gì đáng trê trách, phê phán nhưng chính nó lại là nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu của hai người. Mị Châu rõ ràng đã tin tưởng rằng, Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ nhưng vì tình yêu mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Đáng trách hơn nữa, tình yêu ấy thiếu lý trí và sáng suốt đến nỗi nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra lời nói của chồng khi li biệt tiềm ẩn họa binh đao “Ta này trở về, nếu như hai nước thất hòa ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu”. Mị Châu mê muội đến mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ khi chia lìa mà chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Sự nông nổi của Mị Châu vẫn còn tiếp tục khi quân Triệu Đà sang xâm lược Âu Lạc, nàng theo cha chạy trốn mà vẫn không quên việc rắc lông ngỗng dọc đường để làm dấu cho Trọng Thủy. Cho đến lúc này thì tình yêu của Mị Châu chẳng thể được gọi là ngây thơ, trong sáng mà chỉ còn là sự mê muội, mù quáng. Nó đã hại chết cả một dân tộc Âu Lạc đang trên đà phát triển, hại chết cả người cha thân yêu bao năm gắn bó với nàng. Cái chết của Mị Châu âu cũng là một sự đền tội, một lời thanh minh cho tấm lòng trong sạch nhưng bị người lừa dối, phụ bạc của nàng. Mị Châu ra đi nhưng thân xác nàng không hóa thành cát bụi, máu nàng đã hóa thành ngọc trai – viên ngọc sáng được rửa bằng máu và nước mắt, bằng cả cuộc đời trong sạch của nàng. Người ta thường cho rằng, cái chết là sự kết thúc tốt đẹp nhất cho những bi kịch. Nhưng bi kịch này vừa qua đi thì bi kịch khác lại được tiếp nối, Mị Châu chết đi để lại mối oan tình ai oán đến ngàn năm. Khi nàng còn sống, còn hết lòng tin tưởng Trọng Thủy thì chàng lại phản bội. Còn khi Mị Châu đã ra đi, mang theo sự oán giận, căm thù kẻ lừa dối, người phụ tình thì Trọng Thủy mới hối hận, mới ôm xác nàng trở về trong nỗi dằn xé cõi lòng, trong sự đau đớn đến tột cùng vì không kịp níu giữ một tình yêu muộn màng đã qua. Trong mắt nhân dân Âu Lạc, có thể Trọng Thủy là một tên giặc, một tên gián điệp xấu xa nhưng thực sự chàng cũng chỉ là một nạn nhân của chiến tranh, của tham vọng quyền lực và tình yêu. Để rồi khi công đã thành, danh đã toại, người đàn ông ấy lại mang theo nỗi thương nhớ người vợ dấu yêu mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Nhưng dù nước giếng Trọng Thủy có thể rửa sạch ngọc Mị Châu thì tình yêu giữa hai người cũng chẳng thể nào trở lại như xưa. Một khi lòng tin đã tan vỡ, khi Mị Châu đã phải trả giá cho sự mê muội của mình bằng cả tính mạng thì tin chắc rằng nàng chẳng bao giờ còn có thể mù quáng lần thứ hai để hi sinh cuộc đời mình cho một thứ niềm tin vô nghĩa.

Đã bao thế hệ đã qua đi, có những cuộc tình đã trở thành huyền thoại như Chử Đồng Tử và Tiên Dung, nhưng cũng có những mối duyên tình hay đúng hơn là mối oan tình khiến lòng người đau xót đến ngàn năm như Mị Châu – Trọng Thủy. Giếng Mị Châu ở Đông Anh vẫn còn đó, bên cạnh bài học về việc đề cao cảnh giác với kẻ thù, tấm oan tình vẫn còn để lại những bài học nhân văn sâu sắc về tình yêu, về hạnh phúc. 

Bằng còn mắt nhân đạo của nhân dân, bằng những gì chúng ta luôn muốn tin và đã tin mỗi khi đọc những trang viết về tình yêu Mị Châu Trọng Thủy, ta có thể coi đây là một cuộc tình đẹp theo đúng nghĩa của nó. Mị Châu là con gái của Thục phán An Dương Vương, một công chúa xinh đẹp, ngây thơ, trong sáng. Còn Trọng Thủy lại là một hoàng tử giỏi giang, thạo việc cung kiếm binh đao. Mối lương duyên giữa đôi Tiên Đồng – Ngọc Nữ từ cái thuở Văn Lang – Âu Lạc này không thể phủ nhận rằng không đáng ngưỡng mộ và mơ ước, Bản thân tôi và có lẽ tất cả mọi người cũng luôn tin rằng, họ đã có những năm tháng hạnh phúc, quấn quýt bên nhau trong tình yêu đôi lứa mặn nồng. Đã có lúc Trọng Thủy muốn ngỏ với Mị Châu những mưu toán, tính toán độc ác của cha mình để cứu nàng khỏi họa binh đao đầu rơi máu chảy. Vậy thì sao có thể nói rằng tình yêu của Trọng Thủy chỉ là sự dối trá, lừa lọc cho được. Chỉ trách sao cho nghĩa tình phu phụ và tấm lòng trung hiếu không thể dung hòa, trách sao cho Trọng Thủy lại quá tham lam để phá vỡ mất mối nhân tình đẹp tựa mộng ước này. Cho đến khi Mị Châu chết đi, chàng vẫn một lòng ôm ấp lấy hình bóng nàng để rồi chết đi trong nỗi ân hận day dứt vì một tình yêu chưa được trọn vẹn. Tình yêu của chàng lúc này, cái chết của chàng lúc này phải chăng cũng chỉ là một sự lừa dối. Nhưng có còn gì để dối lừa nữa đâu khi Mị Châu đã chết, Triệu Đà đã đạt được tham vọng của mình. Sự ra đi này của Trọng Thủy chỉ có thể là một lời xin lỗi, một sự cứu vớt muộn màng cho tình yêu đã mất. Để rồi khi hóa kiếp sau, hai người lại có thể yêu nhau trọn đời trọn kiếp không phai…. 

Nhưng trớ trêu thay, nếu tình yêu kia đẹp đẽ như thế, cứ bằng phẳng và ngọt ngào như thế thì sẽ chẳng có mối oan tình Mị Châu Trọng Thủy tạc dấu đến ngàn năm trên bia đá lịch sử Việt Nam. Dù muốn đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng, cuộc hôn nhân đẹp đẽ của Mị Châu – Trọng Thủy lại xuất phát từ một động cơ chẳng mấy tốt đẹp. Trọng Thủy sang làm rể An Dương Vương trước là vì muốn do thám đất nước Âu Lạc, sau mới là vì tình yêu với Mị Châu. Tình cảm của chàng có thể là chân thành, là tốt đẹp đấy nhưng từ xưa đến nay, chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào có thứ tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, với tham vọng cướp nước. Để rồi khi người ta muốn đi ngược lại chân lý thì cũng là lúc bi kịch bắt đầu. Một Mị Châu nhẹ dạ cả tin, hết lòng tin tưởng chồng mà chẳng chút mảy may nghi ngờ, chẳng chút đề phòng cảnh giác. Một Trọng Thủy vừa muốn trọn nghĩa với non sông, vừa muốn vẹn tình với gia đình, với người vợ thân yêu mà chàng hết mực yêu thương. Niềm tin ấy, khát khao ấy tưởng chừng như chẳng có gì đáng trê trách, phê phán nhưng chính nó lại là nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu của hai người. Mị Châu rõ ràng đã tin tưởng rằng, Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ nhưng vì tình yêu mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Đáng trách hơn nữa, tình yêu ấy thiếu lý trí và sáng suốt đến nỗi nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra lời nói của chồng khi li biệt tiềm ẩn họa binh đao “Ta này trở về, nếu như hai nước thất hòa ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu”. Mị Châu mê muội đến mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ khi chia lìa mà chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Sự nông nổi của Mị Châu vẫn còn tiếp tục khi quân Triệu Đà sang xâm lược Âu Lạc, nàng theo cha chạy trốn mà vẫn không quên việc rắc lông ngỗng dọc đường để làm dấu cho Trọng Thủy. Cho đến lúc này thì tình yêu của Mị Châu chẳng thể được gọi là ngây thơ, trong sáng mà chỉ còn là sự mê muội, mù quáng. Nó đã hại chết cả một dân tộc Âu Lạc đang trên đà phát triển, hại chết cả người cha thân yêu bao năm gắn bó với nàng. Cái chết của Mị Châu âu cũng là một sự đền tội, một lời thanh minh cho tấm lòng trong sạch nhưng bị người lừa dối, phụ bạc của nàng. Mị Châu ra đi nhưng thân xác nàng không hóa thành cát bụi, máu nàng đã hóa thành ngọc trai – viên ngọc sáng được rửa bằng máu và nước mắt, bằng cả cuộc đời trong sạch của nàng. Người ta thường cho rằng, cái chết là sự kết thúc tốt đẹp nhất cho những bi kịch. Nhưng bi kịch này vừa qua đi thì bi kịch khác lại được tiếp nối, Mị Châu chết đi để lại mối oan tình ai oán đến ngàn năm. Khi nàng còn sống, còn hết lòng tin tưởng Trọng Thủy thì chàng lại phản bội. Còn khi Mị Châu đã ra đi, mang theo sự oán giận, căm thù kẻ lừa dối, người phụ tình thì Trọng Thủy mới hối hận, mới ôm xác nàng trở về trong nỗi dằn xé cõi lòng, trong sự đau đớn đến tột cùng vì không kịp níu giữ một tình yêu muộn màng đã qua. Trong mắt nhân dân Âu Lạc, có thể Trọng Thủy là một tên giặc, một tên gián điệp xấu xa nhưng thực sự chàng cũng chỉ là một nạn nhân của chiến tranh, của tham vọng quyền lực và tình yêu. Để rồi khi công đã thành, danh đã toại, người đàn ông ấy lại mang theo nỗi thương nhớ người vợ dấu yêu mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Nhưng dù nước giếng Trọng Thủy có thể rửa sạch ngọc Mị Châu thì tình yêu giữa hai người cũng chẳng thể nào trở lại như xưa. Một khi lòng tin đã tan vỡ, khi Mị Châu đã phải trả giá cho sự mê muội của mình bằng cả tính mạng thì tin chắc rằng nàng chẳng bao giờ còn có thể mù quáng lần thứ hai để hi sinh cuộc đời mình cho một thứ niềm tin vô nghĩa.

Chọn tập
Bình luận