Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xử của con người sau khi đọc truyện “Tam đại con gà”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Kho tàng truyện cười Việt Nam được chia làm hai loại là truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài nhằm mục đích giải trí là chính, tuy vậy nó vẫn có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng. Truyện trào phúng có mục đích đả kích, phê phán những thói hư tật xấu của người đời, của các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội phong kiến xưa kia như thói tham lam, tự cao tự đại, hay khoe khoang, thiếu khiêm tốn, giấu dốt… Truyện Tam đại con gà là một ví dụ tiêu biểu.

Thế nào là tính thiếu khiêm tốn? Thiếu khiêm tốn là không có ý thức và thái độ đúng mức trong việc tự đánh giá bản thân; luôn tự mãn, kiêu căng, cho mình là thông minh, tài giỏi hơn người. Tính thiếu khiêm tốn thể hiện như thế nào?

Tuổi trẻ có sức khoẻ, có năng lực học tập và lao động nhưng thường chủ quan, tự hào về mình quá mức thành ra kiêu căng, tự mãn. Sự kiêu căng nhiều khi khi bộc lộ qua lời nói, qua những hành động cảm tính, nông nổi: Tuổi mới lớn hăng hái nhưng bồng bột, tự tin nhưng hiếu thắng, cho rằng mình lúc nào cũng hay, cũng đúng, cái gì mình cũng có thể làm được mà không cần đến kiến thức và kinh nghiệm.

Niềm tin, sự khẳng định, lòng tự hào của tuổi trẻ là những điều cần thiết trên con đường mưu sinh và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, bởi chính những yếu tố đó tạo nên ý chí, nghị lực và sức mạnh. Như những cánh chim bằng, tuổi trẻ muốn được thử sức với trời cao, biển rộng. Với suy nghĩ của tuổi trẻ thì đỉnh cao nào cũng có thể chinh phục được và mọi khó khăn đều không đáng ngại. Tuy nhiên, sự tự tin, tự hào phải được xây dựng trên cơ sở là đức và tài thì nó mới vững chắc và mang tính khách quan. Ngược lại, nếu tự đánh giá về mình một cách chủ quan thì sẽ dẫn đến ảo tưởng, mà ảo tưởng là mảnh đất tốt cho thói kiêu căng, tự mãn nảy nở và phát triển.

Người xưa nói: Khôn đâu đến trẻ, có nghĩa là tuổi trẻ mới bước vào đời chưa va vấp nhiều nên thiếu kinh nghiệm sống. Tuổi tác sẽ đem lại cho con người nhiều bài học bổ ích và nhận thức của con người chỉ có thể chín chắn dần cùng với vốn hiểu biết ngày càng sâu rộng, hay nói cách khác là sự từng trải.

Ở tuổi ba mươi (tam thập nhi lập), con người đã trưởng thành rất nhiều về mọi mặt. Sự bồng bột, hiếu thắng của tuổi thanh niên dần lắng xuống, dịu đi. Cách nhìn đời, nhìn người cũng đổi khác, thận trọng hơn, khách quan hơn. Những gì là cảm tính ban đầu được thay thế bằng lí trí, bằng kinh nghiệm học hỏi, tiếp thu được trên đường đời.

Ở tuổi năm mươi, sáu mươi, mọi việc của đời người mới rõ ràng. Nhờ sự trung thực, lí trí sáng suốt và lòng dũng cảm, con người mới có thể cảm nhận đầy đủ về bản thân và có những đúc kết đúng đắn về cuộc đời mình. Lúc ấy, đức khiêm tốn mới chiến thắng sự kiêu căng, tự phụ.

Như vậy, tính khiêm tốn cũng thay đổi theo quy luật của sự tự nhận thức. Con người cần phải có thời gian để suy nghĩ, tự đánh giá mình và mọi người. Sự trải nghiệm càng lâu dài thì nhận thức về con người và thế giới xung quanh càng đúng đắn và sâu sắc. Tuy nhiên khi tuổi đã cao, lực bất tòng tâm, quỹ thời gian của cuộc đời đã gần hết thì có khiêm tốn cũng chẳng còn tác dụng là mấy. Vì vậy, nếu tuổi trẻ mà có đức khiêm tốn thì chúng ta sẽ học và làm được nhiều việc tốt, khả năng thành công trong sự nghiệp là rất lớn.

Tính khiêm tốn đi đôi với sự nhẫn nại mà dân gian thường gọi là chữ nhẫn. Đây là yếu tố đầu tiên để dẫn đến thành công cho mọi người trong thời đại đất nước mở cửa hiện nay. Chẳng hạn: Học sinh khi làm bài bị điểm kém thì phải hỏi thầy cô, bạn bè để tìm rạ nguyên nhân và cách khắc phục. Người nông dân trổng lúa năng suất thấp phải xem lại các thành phẩn “nước, phân, cần, giống” đã đúng chưa? Gia đình còn nghèo thì phải phân tích nguyên nhân vì đâu và tìm cách thoát nghèo. Nghĩa là phải khiêm tốn học tập và làm việc hết mình, không nên cho rằng mình cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết.

Chúng ta hãy bàn đến cái dốt vì cái dốt liên quan chặt chẽ đến thói thiếu khiêm tốn, lười học hỏi. Dốt là từ dùng để nói về con người kém thông minh, chậm hiểu, chậm tiếp thu. Dốt đặc là hoàn toàn không biết một tí gì. Ví dụ: Học sinh Tiểu học không đọc thông viết thạo là dốt. Học sinh Trung học phổ thông mà không hiểu gì về điện, về nước, về căn bậc hai… là dốt. Một người đã trưởng thành mà không biết cách làm ăn để nuôi sống bản thân là dốt. Thường thường, dốt đi đôi với lười. Người khiêm tốn thì không giấu dốt và luôn có tinh thần học hỏi. Người thiếu khiêm tốn thường hay giấu dốt nên hạn chế rất nhiều trong học tập và làm việc.

Để minh hoạ cho việc thiếu khiêm tốn và giấu dốt thì không truyện trào phúng nào hay bằng truyện Tam đại con gà, nội dung kể về sự dốt nát của anh chàng “thầy đồ” giả danh và phê phán thói giấu dốt, liều lĩnh, biết sai mà không chịu sửa của anh ta.

Nhân vật chính trong truyện Tam đại con gà là anh học trò dốt đặc cán mai (nghĩa là không biết một tí gì) mà lại dám làm thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Điểm độc đáo của truyện chính là những tình huống đặc biệt để nhân vật thầy đồ tự bộc lộ sự dốt nát của mình.

Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách chứ không đáng cười. Người xưa nói:

“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nhưng anh chàng dốt nát trong truyện lại đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Liều lĩnh hơn, anh ta dám làm nghề “gõ đầu trẻ”, mà nghề này muốn dạy một thì phải biết mười.

Truyện Tam đại con gà không hướng tiếng cười vào hành động “ngược đời” và liều lĩnh ấy, mặc dù nó là nguyên nhân gây ra tiếng cười. Cái bị phanh phui, phê phán chính là thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Các tình huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên liên tục và thật giòn giã khi tình huống cuối cùng khép lại.

Tình huống thứ nhất nói về trình độ của thầy đồ. Trong bài học, chữ kê là gà nhưng thầy không nhận ra vì nó có nhiều nét rắc rối, gần giống với chữ tước là chim sẻ. Thầy đang lúng túng, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống lên đành nói liều: Dủ dỉ là con dù dì.

Các tác giả dân gian cố tình để thầy đồ dỏm bẽ mặt với chữ kê. Tuy có nhiều nét nhưng chữ này không khó. Sách Tam tự kinh dùng cho trẻ học vỡ lòng chữ Hán, phần giải nghĩa rõ ràng, lại có vần vè rất dễ thuộc, vậy mà thầy mù tịt. Học trò hồn nhiên hỏi gấp, vô tình dồn thầy vào chỗ bí. Thầy sẽ chẳng còn giữ được cái oai của mình nếu không trả lời được. Đọc chữ kê thành dủ dỉ rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại. Dủ dỉ đâu phải chữ Hán? Và trên đời làm gì có con vật nào tên là dủ dỉ, dù dì? Như vậy là thầy vừa dốt kiến thức sách vở, lại vừa dốt kiến thức thực tế. Người nghe đến đây phải bật cười ngạc nhiên trước “trình độ” của “ông thầy” kì quặc này.

Tình huống thứ hai là thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ. Thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấụ dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ bí và giấu nhẹm cái dốt của mình. Tạm thời, sự láu cá ấy cứu được thầy nhưng thực ra nó càng đẩy nhanh thầy vào ngõ cụt.

Kho tàng truyện cười Việt Nam được chia làm hai loại là truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài nhằm mục đích giải trí là chính, tuy vậy nó vẫn có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng. Truyện trào phúng có mục đích đả kích, phê phán những thói hư tật xấu của người đời, của các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội phong kiến xưa kia như thói tham lam, tự cao tự đại, hay khoe khoang, thiếu khiêm tốn, giấu dốt… Truyện Tam đại con gà là một ví dụ tiêu biểu.

Thế nào là tính thiếu khiêm tốn? Thiếu khiêm tốn là không có ý thức và thái độ đúng mức trong việc tự đánh giá bản thân; luôn tự mãn, kiêu căng, cho mình là thông minh, tài giỏi hơn người. Tính thiếu khiêm tốn thể hiện như thế nào?

Tuổi trẻ có sức khoẻ, có năng lực học tập và lao động nhưng thường chủ quan, tự hào về mình quá mức thành ra kiêu căng, tự mãn. Sự kiêu căng nhiều khi khi bộc lộ qua lời nói, qua những hành động cảm tính, nông nổi: Tuổi mới lớn hăng hái nhưng bồng bột, tự tin nhưng hiếu thắng, cho rằng mình lúc nào cũng hay, cũng đúng, cái gì mình cũng có thể làm được mà không cần đến kiến thức và kinh nghiệm.

Niềm tin, sự khẳng định, lòng tự hào của tuổi trẻ là những điều cần thiết trên con đường mưu sinh và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, bởi chính những yếu tố đó tạo nên ý chí, nghị lực và sức mạnh. Như những cánh chim bằng, tuổi trẻ muốn được thử sức với trời cao, biển rộng. Với suy nghĩ của tuổi trẻ thì đỉnh cao nào cũng có thể chinh phục được và mọi khó khăn đều không đáng ngại. Tuy nhiên, sự tự tin, tự hào phải được xây dựng trên cơ sở là đức và tài thì nó mới vững chắc và mang tính khách quan. Ngược lại, nếu tự đánh giá về mình một cách chủ quan thì sẽ dẫn đến ảo tưởng, mà ảo tưởng là mảnh đất tốt cho thói kiêu căng, tự mãn nảy nở và phát triển.

Người xưa nói: Khôn đâu đến trẻ, có nghĩa là tuổi trẻ mới bước vào đời chưa va vấp nhiều nên thiếu kinh nghiệm sống. Tuổi tác sẽ đem lại cho con người nhiều bài học bổ ích và nhận thức của con người chỉ có thể chín chắn dần cùng với vốn hiểu biết ngày càng sâu rộng, hay nói cách khác là sự từng trải.

Ở tuổi ba mươi (tam thập nhi lập), con người đã trưởng thành rất nhiều về mọi mặt. Sự bồng bột, hiếu thắng của tuổi thanh niên dần lắng xuống, dịu đi. Cách nhìn đời, nhìn người cũng đổi khác, thận trọng hơn, khách quan hơn. Những gì là cảm tính ban đầu được thay thế bằng lí trí, bằng kinh nghiệm học hỏi, tiếp thu được trên đường đời.

Ở tuổi năm mươi, sáu mươi, mọi việc của đời người mới rõ ràng. Nhờ sự trung thực, lí trí sáng suốt và lòng dũng cảm, con người mới có thể cảm nhận đầy đủ về bản thân và có những đúc kết đúng đắn về cuộc đời mình. Lúc ấy, đức khiêm tốn mới chiến thắng sự kiêu căng, tự phụ.

Như vậy, tính khiêm tốn cũng thay đổi theo quy luật của sự tự nhận thức. Con người cần phải có thời gian để suy nghĩ, tự đánh giá mình và mọi người. Sự trải nghiệm càng lâu dài thì nhận thức về con người và thế giới xung quanh càng đúng đắn và sâu sắc. Tuy nhiên khi tuổi đã cao, lực bất tòng tâm, quỹ thời gian của cuộc đời đã gần hết thì có khiêm tốn cũng chẳng còn tác dụng là mấy. Vì vậy, nếu tuổi trẻ mà có đức khiêm tốn thì chúng ta sẽ học và làm được nhiều việc tốt, khả năng thành công trong sự nghiệp là rất lớn.

Tính khiêm tốn đi đôi với sự nhẫn nại mà dân gian thường gọi là chữ nhẫn. Đây là yếu tố đầu tiên để dẫn đến thành công cho mọi người trong thời đại đất nước mở cửa hiện nay. Chẳng hạn: Học sinh khi làm bài bị điểm kém thì phải hỏi thầy cô, bạn bè để tìm rạ nguyên nhân và cách khắc phục. Người nông dân trổng lúa năng suất thấp phải xem lại các thành phẩn “nước, phân, cần, giống” đã đúng chưa? Gia đình còn nghèo thì phải phân tích nguyên nhân vì đâu và tìm cách thoát nghèo. Nghĩa là phải khiêm tốn học tập và làm việc hết mình, không nên cho rằng mình cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết.

Chúng ta hãy bàn đến cái dốt vì cái dốt liên quan chặt chẽ đến thói thiếu khiêm tốn, lười học hỏi. Dốt là từ dùng để nói về con người kém thông minh, chậm hiểu, chậm tiếp thu. Dốt đặc là hoàn toàn không biết một tí gì. Ví dụ: Học sinh Tiểu học không đọc thông viết thạo là dốt. Học sinh Trung học phổ thông mà không hiểu gì về điện, về nước, về căn bậc hai… là dốt. Một người đã trưởng thành mà không biết cách làm ăn để nuôi sống bản thân là dốt. Thường thường, dốt đi đôi với lười. Người khiêm tốn thì không giấu dốt và luôn có tinh thần học hỏi. Người thiếu khiêm tốn thường hay giấu dốt nên hạn chế rất nhiều trong học tập và làm việc.

Để minh hoạ cho việc thiếu khiêm tốn và giấu dốt thì không truyện trào phúng nào hay bằng truyện Tam đại con gà, nội dung kể về sự dốt nát của anh chàng “thầy đồ” giả danh và phê phán thói giấu dốt, liều lĩnh, biết sai mà không chịu sửa của anh ta.

Nhân vật chính trong truyện Tam đại con gà là anh học trò dốt đặc cán mai (nghĩa là không biết một tí gì) mà lại dám làm thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Điểm độc đáo của truyện chính là những tình huống đặc biệt để nhân vật thầy đồ tự bộc lộ sự dốt nát của mình.

Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách chứ không đáng cười. Người xưa nói:

“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nhưng anh chàng dốt nát trong truyện lại đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Liều lĩnh hơn, anh ta dám làm nghề “gõ đầu trẻ”, mà nghề này muốn dạy một thì phải biết mười.

Truyện Tam đại con gà không hướng tiếng cười vào hành động “ngược đời” và liều lĩnh ấy, mặc dù nó là nguyên nhân gây ra tiếng cười. Cái bị phanh phui, phê phán chính là thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Các tình huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên liên tục và thật giòn giã khi tình huống cuối cùng khép lại.

Tình huống thứ nhất nói về trình độ của thầy đồ. Trong bài học, chữ kê là gà nhưng thầy không nhận ra vì nó có nhiều nét rắc rối, gần giống với chữ tước là chim sẻ. Thầy đang lúng túng, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống lên đành nói liều: Dủ dỉ là con dù dì.

Các tác giả dân gian cố tình để thầy đồ dỏm bẽ mặt với chữ kê. Tuy có nhiều nét nhưng chữ này không khó. Sách Tam tự kinh dùng cho trẻ học vỡ lòng chữ Hán, phần giải nghĩa rõ ràng, lại có vần vè rất dễ thuộc, vậy mà thầy mù tịt. Học trò hồn nhiên hỏi gấp, vô tình dồn thầy vào chỗ bí. Thầy sẽ chẳng còn giữ được cái oai của mình nếu không trả lời được. Đọc chữ kê thành dủ dỉ rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại. Dủ dỉ đâu phải chữ Hán? Và trên đời làm gì có con vật nào tên là dủ dỉ, dù dì? Như vậy là thầy vừa dốt kiến thức sách vở, lại vừa dốt kiến thức thực tế. Người nghe đến đây phải bật cười ngạc nhiên trước “trình độ” của “ông thầy” kì quặc này.

Tình huống thứ hai là thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ. Thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấụ dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ bí và giấu nhẹm cái dốt của mình. Tạm thời, sự láu cá ấy cứu được thầy nhưng thực ra nó càng đẩy nhanh thầy vào ngõ cụt.

Chọn tập
Bình luận