Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Em hiểu thế nào là truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Một nét đẹp của văn hóa Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ của bản thân về truyền thống này trong nhà trường và trong xã hội hiện nay

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Tôn sư, trọng đạo” là một trong những truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Truyền thống đó tự bao đời đã kết tinh thành đạo lý của người Việt Nam.

Từ những “thày đồ” – người thầy giáo làng với triết lý “thanh bần” – “nghèo nhưng trong sạch”, “giấy rách luôn giữ lấy lề” thanh cao, tao nhã chốn làng quê xưa kia đến các Nhà giáo, các giáo sư, tiến sĩ ngày nay học vấn uyên thâm đều luôn được các học trò của mình và toàn xã hội trọng vọng.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (“một chữ cũng là thày, nửa chữ cũng là thày”) đủ nói lên sự kính trọng tuyệt đối của toàn dân ta với các thày cô giáo.

Chiểu theo các lễ nghi chính tắc của đạo Khổng, vị trí người thầy đã được xác định ở đẳng cấp thứ hai trong xã hội: “Quân – Sư – Phụ”. Trong sự trọng vọng của xã hội, người Thày chỉ đứng sau Vua và đứng trên cả Cha đẻ của mỗi người. Trong dân gian, dân ta có rất nhiều ca dao, thành ngữ, tục ngữ gần gũi, thiết thực và sống động hơn, thể hiện sự tôn vinh tri thức, kính trọng người thầy:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.

Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ

Dầu cạn thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.

Và đây, một số thành ngữ, tục ngữ điển hình:

“Không thầy đố mày làm nên” – tuy mộc mạc nhưng thực sự đề cao tri thức và vị trí người thày.

“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” – đơn giản nhưng chất chứa chiều sâu vô bờ bến của những người con hiếu thảo, những người trò giỏi giang.

“Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy” – khuyên rằng chịu khó học hỏi, ghi tạc lời thầy thì sẽ có được sự hiểu biết, từ đó giúp ta tự tin trong cuộc sống, không phải khúm núm, sợ sệt kẻ khác.

“Cha muốn con hay, thầy muốn trò khá” – Cha cũng như Thày, đều mong muốn con mình, học trò của mình giỏi giang.

“Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò” – nhắc nhở học trò hãy miệt mài học tập, chớ có nhất thời bột phát chê thầy…

Trên thực tế, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo đã đi vào trong cuộc sống của dân tộc ta, đã len lỏi trong từng gia đình và trở thành một thuần phong mỹ tục của xã hội Việt Nam. Vì vậy, để tri ân các thầy cô giáo, chính thức ghi nhận vị trí người thầy giáo trong xã hội hiện đại, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước ta đã ra Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý. Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học. Trong tâm thế ấy, nhân ngày lễ trang trọng này của các nhà giáo, chúng ta trân trọng chúc mừng và cảm ơn tất cả các thày cô giáo đã, đang và sẽ luôn luôn dấn thân trong sự nghiệp trồng người, góp phần thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

“Tôn sư, trọng đạo” là một trong những truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Truyền thống đó tự bao đời đã kết tinh thành đạo lý của người Việt Nam.

Từ những “thày đồ” – người thầy giáo làng với triết lý “thanh bần” – “nghèo nhưng trong sạch”, “giấy rách luôn giữ lấy lề” thanh cao, tao nhã chốn làng quê xưa kia đến các Nhà giáo, các giáo sư, tiến sĩ ngày nay học vấn uyên thâm đều luôn được các học trò của mình và toàn xã hội trọng vọng.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (“một chữ cũng là thày, nửa chữ cũng là thày”) đủ nói lên sự kính trọng tuyệt đối của toàn dân ta với các thày cô giáo.

Chiểu theo các lễ nghi chính tắc của đạo Khổng, vị trí người thầy đã được xác định ở đẳng cấp thứ hai trong xã hội: “Quân – Sư – Phụ”. Trong sự trọng vọng của xã hội, người Thày chỉ đứng sau Vua và đứng trên cả Cha đẻ của mỗi người. Trong dân gian, dân ta có rất nhiều ca dao, thành ngữ, tục ngữ gần gũi, thiết thực và sống động hơn, thể hiện sự tôn vinh tri thức, kính trọng người thầy:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.

Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ

Dầu cạn thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.

Và đây, một số thành ngữ, tục ngữ điển hình:

“Không thầy đố mày làm nên” – tuy mộc mạc nhưng thực sự đề cao tri thức và vị trí người thày.

“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” – đơn giản nhưng chất chứa chiều sâu vô bờ bến của những người con hiếu thảo, những người trò giỏi giang.

“Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy” – khuyên rằng chịu khó học hỏi, ghi tạc lời thầy thì sẽ có được sự hiểu biết, từ đó giúp ta tự tin trong cuộc sống, không phải khúm núm, sợ sệt kẻ khác.

“Cha muốn con hay, thầy muốn trò khá” – Cha cũng như Thày, đều mong muốn con mình, học trò của mình giỏi giang.

“Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò” – nhắc nhở học trò hãy miệt mài học tập, chớ có nhất thời bột phát chê thầy…

Trên thực tế, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo đã đi vào trong cuộc sống của dân tộc ta, đã len lỏi trong từng gia đình và trở thành một thuần phong mỹ tục của xã hội Việt Nam. Vì vậy, để tri ân các thầy cô giáo, chính thức ghi nhận vị trí người thầy giáo trong xã hội hiện đại, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước ta đã ra Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý. Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học. Trong tâm thế ấy, nhân ngày lễ trang trọng này của các nhà giáo, chúng ta trân trọng chúc mừng và cảm ơn tất cả các thày cô giáo đã, đang và sẽ luôn luôn dấn thân trong sự nghiệp trồng người, góp phần thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Chọn tập
Bình luận