Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười học sử dụng sách học tốt để đối phó trong giờ học

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý THAM KHẢO:

I. MỞ BÀI

– Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).

– Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

II. THÂN BÀI

1/ Giải thích học đối phó là gì?

– Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

– Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

– Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

– Chép sách khi thầy cô giao bài tập

– Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

– Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác “siêng học”.

– Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, …

3/ Tác hại của việc học đối phó:

– Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

– Mất căn bản, nạn học sinh “nhảy lớp”, học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, …

– Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

– Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

–> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

– Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

– Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

– Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

III. KẾT BÀI

– Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.

– Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

– Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.

Bonus cho thêm một vài ý để làm bài nè:Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.

Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: “Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!”. Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những “quái chiêu” để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến “lò” luyện mong vớ lấy vài con chữ,… Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng “đối phó”. Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.

Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.

Học đối phó – cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.

DÀN Ý THAM KHẢO:

I. MỞ BÀI

– Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).

– Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

II. THÂN BÀI

1/ Giải thích học đối phó là gì?

– Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

– Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

– Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

– Chép sách khi thầy cô giao bài tập

– Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

– Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác “siêng học”.

– Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, …

3/ Tác hại của việc học đối phó:

– Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

– Mất căn bản, nạn học sinh “nhảy lớp”, học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, …

– Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

– Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

–> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

– Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

– Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

– Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

III. KẾT BÀI

– Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.

– Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

– Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.

Bonus cho thêm một vài ý để làm bài nè:Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.

Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: “Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!”. Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những “quái chiêu” để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến “lò” luyện mong vớ lấy vài con chữ,… Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng “đối phó”. Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.

Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.

Học đối phó – cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.

Chọn tập
Bình luận