Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Văn Mẫu Lớp 10

Nghị luận về giá trị nhân đạo của Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Ý chính trong bài:

– Giá trị nhân đạo thường được thể hiện qua việc tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người; biểu dương ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; thông cảm; thấu hiểu những tâm tư; tình cảm cũng như những nguyện vọng của con người, giúp họ nói lên những ước nguyện đấu tranh để dành được ước nguyện ấy.

– Nỗi cô đơn, buồn khổ của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm bắt nguồn từ bi kịch mà nàng phải chịu đựng. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cuốn người chồng của nàng vào vòng chiến trận liên miên. Tình yêu, hạnh phúc bỗng nhiên vuột khỏi tay nàng. Càng xa chồng, nàng càng nhớ thương, càng khao khát hạnh phúc. Nhưng càng khao khát, người chinh phụ càng cảm thấy cô độc, lẻ loi, càng đau đớn, khổ sở.

– Viết về nỗi buồn khổ, cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn người chinh phụ cũng chính là cách tác giả thể hiện thái độ đồng tình và ngợi ca của mình đối với niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của nàng. Và đó cũng chính là một biểu hiện trong giá trị nhân đạo của đoạn trích.

– Không bộc lộ trực tiếp sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa nhưng thông qua việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình, tác giả Chinh phụ ngâm muốn cất tiếng tố cáo chiến tranh. Chính những cuộc chiến phi nghĩa này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng những người chồng phải xa vợ, những người mẹ phải lìa con, hạnh phúc, tình yêu lứa đôi lỡ dở. Có quá nhiều người chinh phụ phải sống trong cảnh mòn mỏi nhớ thương, cô đơn như nhân vật trữ tình trong tác phẩm

– Giá trị nhân đạo thường được thể hiện qua việc tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người; biểu dương ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; thông cảm; thấu hiểu những tâm tư; tình cảm cũng như những nguyện vọng của con người, giúp họ nói lên những ước nguyện đấu tranh để dành được ước nguyện ấy.

– Nỗi cô đơn, buồn khổ của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm bắt nguồn từ bi kịch mà nàng phải chịu đựng. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cuốn người chồng của nàng vào vòng chiến trận liên miên. Tình yêu, hạnh phúc bỗng nhiên vuột khỏi tay nàng. Càng xa chồng, nàng càng nhớ thương, càng khao khát hạnh phúc. Nhưng càng khao khát, người chinh phụ càng cảm thấy cô độc, lẻ loi, càng đau đớn, khổ sở.

– Viết về nỗi buồn khổ, cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn người chinh phụ cũng chính là cách tác giả thể hiện thái độ đồng tình và ngợi ca của mình đối với niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của nàng. Và đó cũng chính là một biểu hiện trong giá trị nhân đạo của đoạn trích.

– Không bộc lộ trực tiếp sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa nhưng thông qua việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình, tác giả Chinh phụ ngâm muốn cất tiếng tố cáo chiến tranh. Chính những cuộc chiến phi nghĩa này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng những người chồng phải xa vợ, những người mẹ phải lìa con, hạnh phúc, tình yêu lứa đôi lỡ dở. Có quá nhiều người chinh phụ phải sống trong cảnh mòn mỏi nhớ thương, cô đơn như nhân vật trữ tình trong tác phẩm

Chọn tập
Bình luận