Bình Ngô đại cáo là bản lịch sử tóm tắt 10 năm kháng chiến để toàn dân ghi nhớ chặng đường và những thành tích của khởi nghĩa Lam Sơn hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc chiến thắng, thấm nhuần công đức và tư tưởng chính trị của vua Lê và đây thực sự là bảng tổng kết kinh nghiệm cuộc chiến đấu chống Minh, rút từ đó một số bài học về đường lối đánh giặc cứu nước có giá trị lâu dài cho sự nghiệp bản vệ nền độc lập dân tộc.
Trong hiện đại trải qua kháng chiến chống Pháp chống Mĩ, cái áng cổ văn được trích dẫn thường nhất là “Bình ngô đại cáo” và bao giờ cũng có tác dụng tích cực, động viên soi sáng. 550 năm đã trôi qua mà bài “Cáo bình Ngô ” vẫn có ý nghĩa hiện đại, hợp thời. Thực ra thì cũng phải đến hiện đại, nhờ ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê nin, người mình mới phát hiện Nguyễn Trãi một cách đầy đủ và cơ bản.
a. Ý thức dân tộc và tự hào dân tộc phát triển đến mức cao.
“Như nước Đại Việt ta từ trước
…………………………………………
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Nguyễn Trãi như muốn đánh đổ định kiến sai lầm của các triều đại phương Bắc rằng nhân dân nước Nam là mọi rợ và định kiến nước ta là một bộ phận của Trung Quốc. Chúng ta có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng và có yếu tố chủ quyền, Đại Việt đã từng đương đầu với Hán, Đường, Tống Nguyên, mỗi bên làm đế một phương, hàng trăm hàng ngàn năm như vậy thì Trung Quốc có thể nào phủ nhận sự tồn tại của Đại Việt.
Nguyễn Trãi cũng đề cao lòng tự hào dân tộc chính dáng, đó là nguồn sức mạnh không bao giờ thừa nhất là trong lúc chiến đấu chống ngoại xâm.
b. Ngọn cờ nhân nghĩa cứu nước cứu dân, dựa vào dân mà cứu nước
Ý thức dân tộc của ta như thế nào. Tự hào của dân tộc ta như thế ấy. Ở “Bình Ngô Đại Cáo” nói riêng và ở các tác phẩm yêu nước của Nguyễn Trãi nói chung, khái niệm nhân nghĩa trước hết là một đường lối chính trị cứu nước cứu dân. Bài học thất bại của nhà Hồ là: bởi làm mất lòng dân nên mất nước. Bây giờ, muốn lấy lại nước thì phải biết dựa vào dân, biết lấy sức dân mà kháng chiến.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước la trừ bạo”
c. Đánh vào quân địch và lòng người
“Giặc đã sợ hãi mà hoà hiếu thực lòng, ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức…”
d. Kiên trì chiến đấu, vượt mọi gian khổ để thắng lợi cuối cùng
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi huyện quân không một đội
………………………………….
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông”