Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích tầng cấu trúc bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Gồm 8 câu chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết.

+ Phần đề: Quan niệm của tác giả về một cuộc sống nhàn tản

+ Phần thực: Nét thư thái của tác giả khi từ bỏ nơi quan trường về chốn thôn quê.

+ Phần luận: Con người thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thu vui ấy.

+ Phần kết: Thể hiện triết lí phú quý là phù du, là chiêm bao.

1.  Đây là một cấu trúc điển hình thường thấy trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Nó hoàn toàn phù hợp với thi pháp văn học trung đại dân tộc. 

+ Phần đề, tác giả trình bày một cách cụ thể về lối sống nhàn mà mình muốn nói. Nhàn là được sống một cuộc sống nông dân, gắn liền với việc cày việc cấy. Nhàn là được “thơ thẩn” giữa đất thiên nhiên, trời thiên nhiên, không vướng bận bất cứ thú vui danh lợi của thế gian.

+ Phần thực, tác giả đi sâu hơn về biểu hiện của lối sống nhàn. Đó là một sự so sánh tưởng chừng như ngược đời: Dại tức là khôn, khôn tức là dại. Mà những con người hiền triết, những bậc tao nhân mặc khách thường tìm về ở ẩn để sống một cuộc sống thảnh thơi hơn. Đúng như cấu trúc của một bài thơ Trung Đại: Thực là đi vào một cách cụ thể hơn đề tài.

+ Phần luận lại làm rõ hơn cho “cái sự khôn của một bậc siêu phàm” (Đỗ Trung). Tác giả hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài năng, phi thường nữa, mà ở đây chỉ là một lão nông tri điền, một người sống “trong cực có vui”, thuận theo tự nhiên, mùa nào thức nấy.

2. Tuy nhiên, ta bắt gặp ở “Nhàn” một tầng cấu trúc riêng của nó.

+ Sự riêng biệt ấy nằm ở phần kết. Theo lẽ thường của thơ Trung Đại, kết là sơ kết lại đề tài, nhưng ở đây nó mang tính mở. Vẫn có tổng kết đó, nhưng nó mở ra một tầng nghĩa mới hơn, rộng hơn, một triết lý nhân sinh của muôn đời. Danh vọng, tiền tài cũng chỉ là phù du, cũng nhanh chóng qua đi, tất cả đi vào hư vô. Không còn nghịa lý gì nữa sau một cái khép mắt thật khẽ khàng. Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sống sao cho thanh thản. Đừng vì dục vọng của mình mà bất chấp tất cả. Tất cả rồi chỉ như một giấc mơ.

Như vậy, có thể nói rằng, chỉ thông qua 2 câu kết mà Nguyễn Bỉnh Khiêm – một bật hiền triết cao cả – đã gửi gắm cho bậc hậu nhân sau này một thông điệp luôn đúng ở đời. Theo cấu trúc, phần kết khép lại nội dung của một bài thơ (dùng điển tích xưa, gieo vần,…), khép lại một lối sống nhàn đáng trân trọng của ông, nhưng theo một khía cạnh nào đó – như đã nêu trên – nó lại gửi gắm những điều chưa thể nói hết.

“Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Gồm 8 câu chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết.

+ Phần đề: Quan niệm của tác giả về một cuộc sống nhàn tản

+ Phần thực: Nét thư thái của tác giả khi từ bỏ nơi quan trường về chốn thôn quê.

+ Phần luận: Con người thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thu vui ấy.

+ Phần kết: Thể hiện triết lí phú quý là phù du, là chiêm bao.

1.  Đây là một cấu trúc điển hình thường thấy trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Nó hoàn toàn phù hợp với thi pháp văn học trung đại dân tộc. 

+ Phần đề, tác giả trình bày một cách cụ thể về lối sống nhàn mà mình muốn nói. Nhàn là được sống một cuộc sống nông dân, gắn liền với việc cày việc cấy. Nhàn là được “thơ thẩn” giữa đất thiên nhiên, trời thiên nhiên, không vướng bận bất cứ thú vui danh lợi của thế gian.

+ Phần thực, tác giả đi sâu hơn về biểu hiện của lối sống nhàn. Đó là một sự so sánh tưởng chừng như ngược đời: Dại tức là khôn, khôn tức là dại. Mà những con người hiền triết, những bậc tao nhân mặc khách thường tìm về ở ẩn để sống một cuộc sống thảnh thơi hơn. Đúng như cấu trúc của một bài thơ Trung Đại: Thực là đi vào một cách cụ thể hơn đề tài.

+ Phần luận lại làm rõ hơn cho “cái sự khôn của một bậc siêu phàm” (Đỗ Trung). Tác giả hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài năng, phi thường nữa, mà ở đây chỉ là một lão nông tri điền, một người sống “trong cực có vui”, thuận theo tự nhiên, mùa nào thức nấy.

2. Tuy nhiên, ta bắt gặp ở “Nhàn” một tầng cấu trúc riêng của nó.

+ Sự riêng biệt ấy nằm ở phần kết. Theo lẽ thường của thơ Trung Đại, kết là sơ kết lại đề tài, nhưng ở đây nó mang tính mở. Vẫn có tổng kết đó, nhưng nó mở ra một tầng nghĩa mới hơn, rộng hơn, một triết lý nhân sinh của muôn đời. Danh vọng, tiền tài cũng chỉ là phù du, cũng nhanh chóng qua đi, tất cả đi vào hư vô. Không còn nghịa lý gì nữa sau một cái khép mắt thật khẽ khàng. Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sống sao cho thanh thản. Đừng vì dục vọng của mình mà bất chấp tất cả. Tất cả rồi chỉ như một giấc mơ.

Như vậy, có thể nói rằng, chỉ thông qua 2 câu kết mà Nguyễn Bỉnh Khiêm – một bật hiền triết cao cả – đã gửi gắm cho bậc hậu nhân sau này một thông điệp luôn đúng ở đời. Theo cấu trúc, phần kết khép lại nội dung của một bài thơ (dùng điển tích xưa, gieo vần,…), khép lại một lối sống nhàn đáng trân trọng của ông, nhưng theo một khía cạnh nào đó – như đã nêu trên – nó lại gửi gắm những điều chưa thể nói hết.

“Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Chọn tập
Bình luận