Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Nghị luận: Suy nghĩ của anh /chị về lòng tự trọng trong cuộc sống hiện nay

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác. Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”… Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất; Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi hoặc đưa vào bệnh viện; Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình… Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.

Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Chẳng thế mà cổ nhân đã dạy rất chí lý: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hoặc “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh”… Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Gia đình chính là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên của mỗi người! Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân – Thiện – Mỹ.

Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc “mở cửa” và sự sơ khai của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng? Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Gần đây, nhiều tờ báo có tên tuổi của ta đã có diễn đàn và chuyên đề phê phán những thói hư tật xấu của người Việt với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Đấy là những người viết trung thực và có lòng tự trọng, mong muốn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây đắp nền văn hóa dân tộc.

Càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn định và bền vững; danh dự giống nòi càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục.

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác. Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”… Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất; Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi hoặc đưa vào bệnh viện; Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình… Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.

Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Chẳng thế mà cổ nhân đã dạy rất chí lý: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hoặc “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh”… Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Gia đình chính là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên của mỗi người! Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân – Thiện – Mỹ.

Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc “mở cửa” và sự sơ khai của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng? Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Gần đây, nhiều tờ báo có tên tuổi của ta đã có diễn đàn và chuyên đề phê phán những thói hư tật xấu của người Việt với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Đấy là những người viết trung thực và có lòng tự trọng, mong muốn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây đắp nền văn hóa dân tộc.

Càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn định và bền vững; danh dự giống nòi càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục.

Chọn tập
Bình luận
× sticky