Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích bài thơ “Đoạn trường tân thanh đề từ” của Phạm Qúy Thích

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nhìn chung, bài thơ “Đoạn trường tân thanh đề từ” của Phạm Quý Thích đã nói về con đường bạc mệnh của Thúy Kiều (giống như là tóm tắt về cuộc đời của nàng nhưng chưa đủ). Nó giống như là một bài “tức hứng” (Cảm xúc sinh ra bất ngờ, nghĩa là có cả thái độ của tác giả). Vì thế, khi phân tích bài thơ này, chú ý phân tích các giai đoạn về số phận của Kiều trong bài thơ:

– Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan: Đề cập tới chi tiết Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường. Oan ở đây là nỗi oan về số phận bi thảm của mình (“Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”). Sông Tiền Đường dù chảy xuôi hay chảy ngược, nó vẫn khó có thể làm vơi đi nỗi oan khuất của Kiều. Nghĩa là tự tử chưa hẳn đã kết thúc.

– Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan

Lòng còn vương vấn chàng Kim Trọng

Vẻ ngọc chưa phai chốn Thủy quan

Cuộc đời của Kiều dù cho có trăm khổ, nghìn cay, dù cho có phong trần nơi chân trời góc bể nào, thì cũng không ngoài thuyết “Tài mệnh tương đố”.

Chế Lan Viên viết:

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc,

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc,

Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương.

Ngần ấy người đọc về mối tình tri âm tri kỷ mãi không phai nhòa Kim – Kiều, là ngần ấy nỗi xót thương, thông cảm không nguôi cho một số phận, một kiếp người mà xã hội phong kiến đương thời đã vùi dập, đàn áp và bế tắc. Vậy nên, mối tình Kim – Kiều bao giờ cũng đẹp và đáng trân trọng.

– Nửa giấc Đoạn trường tan gối điệp,

Một dây Bạc mệnh dứt cầm loan.

Cho hay những kẻ tài tình lắm,

Trời bắt làm gương để thế gian.

Bốn câu kết là tổng kết chung về cuộc đời của Thúy Kiều. “Dây Bạc mệnh” ở đây chính là nói về khúc đàn của nàng (xuất hiện ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, SGK NV 9, t1). Với bốn câu cuối, đặc biệt là hai câu chủ đề “Cho hai những kẻ tài tình lắm / Trời bắt làm gương để thế gian” đã khẳng định lại một lần nữa bi kịch “Hồng nhan bạc mệnh” của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Nhìn chung, bài thơ “Đoạn trường tân thanh đề từ” của Phạm Quý Thích đã nói về con đường bạc mệnh của Thúy Kiều (giống như là tóm tắt về cuộc đời của nàng nhưng chưa đủ). Nó giống như là một bài “tức hứng” (Cảm xúc sinh ra bất ngờ, nghĩa là có cả thái độ của tác giả). Vì thế, khi phân tích bài thơ này, chú ý phân tích các giai đoạn về số phận của Kiều trong bài thơ:

– Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan: Đề cập tới chi tiết Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường. Oan ở đây là nỗi oan về số phận bi thảm của mình (“Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”). Sông Tiền Đường dù chảy xuôi hay chảy ngược, nó vẫn khó có thể làm vơi đi nỗi oan khuất của Kiều. Nghĩa là tự tử chưa hẳn đã kết thúc.

– Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan

Lòng còn vương vấn chàng Kim Trọng

Vẻ ngọc chưa phai chốn Thủy quan

Cuộc đời của Kiều dù cho có trăm khổ, nghìn cay, dù cho có phong trần nơi chân trời góc bể nào, thì cũng không ngoài thuyết “Tài mệnh tương đố”.

Chế Lan Viên viết:

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc,

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc,

Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương.

Ngần ấy người đọc về mối tình tri âm tri kỷ mãi không phai nhòa Kim – Kiều, là ngần ấy nỗi xót thương, thông cảm không nguôi cho một số phận, một kiếp người mà xã hội phong kiến đương thời đã vùi dập, đàn áp và bế tắc. Vậy nên, mối tình Kim – Kiều bao giờ cũng đẹp và đáng trân trọng.

– Nửa giấc Đoạn trường tan gối điệp,

Một dây Bạc mệnh dứt cầm loan.

Cho hay những kẻ tài tình lắm,

Trời bắt làm gương để thế gian.

Bốn câu kết là tổng kết chung về cuộc đời của Thúy Kiều. “Dây Bạc mệnh” ở đây chính là nói về khúc đàn của nàng (xuất hiện ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, SGK NV 9, t1). Với bốn câu cuối, đặc biệt là hai câu chủ đề “Cho hai những kẻ tài tình lắm / Trời bắt làm gương để thế gian” đã khẳng định lại một lần nữa bi kịch “Hồng nhan bạc mệnh” của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Chọn tập
Bình luận