Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích bi kịch tình yêu của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

1. Thúy Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng: 

* Thúy Kiều nói câu chuyện tế nhị với Thúy Vân – tâm trạng nặng nề, khó nói được thông qua những từ ngữ rất sắc sảo, tinh tế: 

– Kiều đang ở trong tâm trạng đắn đo qua những câu: “Hở môi ra cũng thẹn thùng”, sau đó mời Thúy Vân ngồi và bắt đầu câu chuyện. 

– “Cậy em”: nhờ vả, tin tưởng em. 

– “Chịu lời”: nhận lời → hiểu được sự thiệt thòi trong tình cảm Thúy Vân – vì thông cảm chị mà nhận. 

– “Chị lạy – thưa”: trái lẽ thường → tạo không khí trang nghiêm → biết rằng đây là việc hệ trọng. 

→ Cách nói tạo sự ràng buộc tế nhị, Thúy Vân khó từ chối. 

* “Giữa đường đứt gánh tương tư 

Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai” 

→Thúy Kiều ở vào tình cảnh không thể khác → là lý do để nhờ em. 

* “Ngày xuân em hãy còn dài 

Xót tình máu mủ thay lời nước non” 

→ Cách nói tế nhị – Thúy Kiều gợi đến tình máu mủ, thân thuộc thiêng liêng để Thúy Vân không thể chối từ. 

* “Chị dù…. thơm lây” → Câu thơ mang phong cách thành ngữ, bộc lộ tâm sự của Thúy Kiều sâu thẳm đáy lòng. Người chị bất hạnh đã nói với em những lời gan ruột. 

→ Giọng thơ đều đều, lời của Kiều có tính chất giãi bày (lời của lý trí) chứng tỏ: trước khi nói, Thúy Kiều đã suy nghĩ, dằn vặt nhiều. Nguyễn Du đã kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng văn hoa của văn chương quý tộc với cách nói giản dị nôm na → Tâm trạng biết ơn chân thành đối với em mình 

2. Tâm trạng bi kịch của Thúy Kiều: (15 câu thơ tiếp theo)

– Thúy Kiều đau khổ coi mình như người đã chết → “người mệnh bạc”. 

– Những kỷ vật để lại thể hiện nỗi đau xót của nàng: 

“Chiếc vành với bức tờ mây 

Duyên này thì giữ / vật này của chung” 

→ Luyến tiếc, đau khổ, xót xa trong tình cảm: Duyên trao, kỷ vật luyến tiếc không nỡ rời xa. → Giọng thơ là tiếng khóc nghẹn, xót xa, đau khổ cho chính mình. 

“Dù em nên vợ nên chồng…” → Thái độ lúng túng của Thúy Kiều: 

+ Về lý trí: muốn Thúy Vân và Kim Trọng nên vợ chồng.

+ Về tình cảm: dường như không muốn thế. 

– “Mai sau…. thác oan” → Giọng điệu và từ ngữ biểu đạt sự đau khổ tột đỉnh: Quá khứ rực rỡ, hiện tại chia ly đau xót, tương lai mịt mù, không hi vọng. Kiều đang dặn dò Thúy Vân nhưng càng nói dường như Kiều quên sự có mặt của Thúy Vân → Hình dung tương lai mờ mịt bi thảm của mình → tâm trạng càng lúc càng bi thiết, giọng điệu phảng phất như từ cõi âm vọng về. 

“Bây giờ trâm gãy bình tan….” → Hiện thực quá đau khổ, số phận bất hạnh đã đẩy con người có tình yêu đẹp vào sự chia ly, tan vỡ. Câu thơ mang tính ước lệ, thể hiện nỗi đau thân phận trong hiện tại của Thúy Kiều. 

“Tơ duyên ngắn ngủi” 

“Phận bạc như vôi” 

“Nước chảy hoa trôi lỡ làng” 

→ Lời thơ nghẹn ngào, đau xót của một con người ý thức được nỗi đau khổ, bất hạnh (mệnh bạc). 

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!” 

→ Nỗi đau thốt lên tự đáy lòng. Thúy Kiều coi Kim Trọng như là người chồng và chính mình đã phụ phàng tình yêu ấy → Nỗi đau tột cùng vì tình duyên tan vỡ. Tình cảm lên đến cao trào, những tiếng kêu tuyệt vọng 

3. Kết

– Giúp ta cảm nhận được chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ trong Truyện Kiều: 

– “Sức cảm thông lạ lùng” của nhà thơ đối với những khát vọng hạnh phúc, những đau khổ của con người. 

– Thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, chân thực của con người được thể hiện tài tình qua ngòi bút tuyệt vòi của Nguyễn Du. 

– Nguyễn Du miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật với những diễn biến phức tạp trong tâm trạng Thúy Kiều. Ngôn ngữ đặc sắc Nôm, thông dụng đời thường 

– Đoạn trích đi vào đề tài truyền thống nhưng được biểu hiện qua tấm lòng có sức đồng cảm sâu xa. Tình cảm – bi kịch của Thúy Kiều để lại sự thông cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

DÀN Ý

1. Thúy Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng: 

* Thúy Kiều nói câu chuyện tế nhị với Thúy Vân – tâm trạng nặng nề, khó nói được thông qua những từ ngữ rất sắc sảo, tinh tế: 

– Kiều đang ở trong tâm trạng đắn đo qua những câu: “Hở môi ra cũng thẹn thùng”, sau đó mời Thúy Vân ngồi và bắt đầu câu chuyện. 

– “Cậy em”: nhờ vả, tin tưởng em. 

– “Chịu lời”: nhận lời → hiểu được sự thiệt thòi trong tình cảm Thúy Vân – vì thông cảm chị mà nhận. 

– “Chị lạy – thưa”: trái lẽ thường → tạo không khí trang nghiêm → biết rằng đây là việc hệ trọng. 

→ Cách nói tạo sự ràng buộc tế nhị, Thúy Vân khó từ chối. 

* “Giữa đường đứt gánh tương tư 

Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai” 

→Thúy Kiều ở vào tình cảnh không thể khác → là lý do để nhờ em. 

* “Ngày xuân em hãy còn dài 

Xót tình máu mủ thay lời nước non” 

→ Cách nói tế nhị – Thúy Kiều gợi đến tình máu mủ, thân thuộc thiêng liêng để Thúy Vân không thể chối từ. 

* “Chị dù…. thơm lây” → Câu thơ mang phong cách thành ngữ, bộc lộ tâm sự của Thúy Kiều sâu thẳm đáy lòng. Người chị bất hạnh đã nói với em những lời gan ruột. 

→ Giọng thơ đều đều, lời của Kiều có tính chất giãi bày (lời của lý trí) chứng tỏ: trước khi nói, Thúy Kiều đã suy nghĩ, dằn vặt nhiều. Nguyễn Du đã kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng văn hoa của văn chương quý tộc với cách nói giản dị nôm na → Tâm trạng biết ơn chân thành đối với em mình 

2. Tâm trạng bi kịch của Thúy Kiều: (15 câu thơ tiếp theo)

– Thúy Kiều đau khổ coi mình như người đã chết → “người mệnh bạc”. 

– Những kỷ vật để lại thể hiện nỗi đau xót của nàng: 

“Chiếc vành với bức tờ mây 

Duyên này thì giữ / vật này của chung” 

→ Luyến tiếc, đau khổ, xót xa trong tình cảm: Duyên trao, kỷ vật luyến tiếc không nỡ rời xa. → Giọng thơ là tiếng khóc nghẹn, xót xa, đau khổ cho chính mình. 

“Dù em nên vợ nên chồng…” → Thái độ lúng túng của Thúy Kiều: 

+ Về lý trí: muốn Thúy Vân và Kim Trọng nên vợ chồng.

+ Về tình cảm: dường như không muốn thế. 

– “Mai sau…. thác oan” → Giọng điệu và từ ngữ biểu đạt sự đau khổ tột đỉnh: Quá khứ rực rỡ, hiện tại chia ly đau xót, tương lai mịt mù, không hi vọng. Kiều đang dặn dò Thúy Vân nhưng càng nói dường như Kiều quên sự có mặt của Thúy Vân → Hình dung tương lai mờ mịt bi thảm của mình → tâm trạng càng lúc càng bi thiết, giọng điệu phảng phất như từ cõi âm vọng về. 

“Bây giờ trâm gãy bình tan….” → Hiện thực quá đau khổ, số phận bất hạnh đã đẩy con người có tình yêu đẹp vào sự chia ly, tan vỡ. Câu thơ mang tính ước lệ, thể hiện nỗi đau thân phận trong hiện tại của Thúy Kiều. 

“Tơ duyên ngắn ngủi” 

“Phận bạc như vôi” 

“Nước chảy hoa trôi lỡ làng” 

→ Lời thơ nghẹn ngào, đau xót của một con người ý thức được nỗi đau khổ, bất hạnh (mệnh bạc). 

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!” 

→ Nỗi đau thốt lên tự đáy lòng. Thúy Kiều coi Kim Trọng như là người chồng và chính mình đã phụ phàng tình yêu ấy → Nỗi đau tột cùng vì tình duyên tan vỡ. Tình cảm lên đến cao trào, những tiếng kêu tuyệt vọng 

3. Kết

– Giúp ta cảm nhận được chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ trong Truyện Kiều: 

– “Sức cảm thông lạ lùng” của nhà thơ đối với những khát vọng hạnh phúc, những đau khổ của con người. 

– Thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, chân thực của con người được thể hiện tài tình qua ngòi bút tuyệt vòi của Nguyễn Du. 

– Nguyễn Du miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật với những diễn biến phức tạp trong tâm trạng Thúy Kiều. Ngôn ngữ đặc sắc Nôm, thông dụng đời thường 

– Đoạn trích đi vào đề tài truyền thống nhưng được biểu hiện qua tấm lòng có sức đồng cảm sâu xa. Tình cảm – bi kịch của Thúy Kiều để lại sự thông cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

Chọn tập
Bình luận