Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Cảm nhận về đoạn trích “Trao duyên”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dàn ý

I. Mở bài:

Nguyễn Du_nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam, tác gia của thi phẩm đã đi sâu và luôn tồn tại trong tâm thức người đọc khi nhắc đến ông: “Truyện Kiều”. Truyện Kiều là sáng tác chữ Nôm đặc sắc từ nội dung đến nghệ thuật nhưng ấn tượng nhất đối với tôi đó chính là đoạn trích “Trao duyên” nằm trong tác phẩm nghệ thuật này.

II.Thân bài:

Nhan đề đoạn trích là “Trao duyên” nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của nam nữ như trong ca dao xưa ta vẫn thường gặp. Có đọc mới hiểu, trao duyên ở đây nghĩa là gửi gắm tình cảm, duyên phận của mình cho một người khác, nhờ người khác chắp nối tiếp tình cảm dở dang của mình. Như trong sự trao duyên của Kiều, hoàn cảnh thật éo le, cay đắng!

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Một sự nhún nhường gần như van vỉ, nàng phải lạy em mình như lạy một vị ân nhân, một bậc bề trên. Không phải là “nhờ” mà là “cậy”, từ “ cậy” mang bao nhiêu sự thiêng liêng, lòng tin tưởng kèm với “lạy” và “thưa”, tất cả gộp lại tạo nên sự thay bậc đổi ngôi giữa hai chị em. Và điều đó trở nên thật tài tình, Nguyễn Du như đọc thấu được nỗi lòng nhân vật.

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

“Gánh tương tư” thật đâu có nhẹ nhàng gì. Nhưng gánh nặng vật chất thì còn có thể san sẻ, nhờ người khác giúp được chứ “gánh tương tư” mà nhờ người khác giúp la điều hiếm thấy xưa nay….Chắc hẳn nàng đã ở trong một tình cảnh khó khăn không còn cách nào khác là phải nhờ đến em “chắp mối tơ thừa”. Từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân vì trên hết tình máu mủ ai nỡ từ chối nhau?. Trong tình cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái

“Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Tình cảm Kiều_Kim sâu nặng là thế, mặn mà là thế, “ngày quạt ước”, “đêm chén thề” hỏi sao nàng Kiều không khỏi đớn đau, tê tái. Lòng nàng như ngàn kim đâm, rỉ máu xót xa lay động sâu tâm hồn người đọc. Nhưng khi sóng gió gia đình đến, cha bị bắt đi, nay chữ “hiếu” với chữ “tình” không thể song song… Quyết định chọn chữ “hiếu”_bán mình chuộc cha là hy sinh chữ “tình”, coi như linh hồn nàng đã mất đi một nửa…Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội. Hiếu-tình là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn được thì xã hội đấy là một xã hội tàn bạo

“Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Hai chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà nàng nói ngày xuân em hãy còn dài, đau đớn biết chừng nào!. Thuyết phục em thật khéo léo bằng tình chị em, tình máu mủ ruột thịt, Thúy Kiều vô hình chung đã khiến Thúy Vân không thể nào chối từ. Lời lẽ của nàng là vì lo cho Kim Trọng, mong sao chàng Kim có được hạnh phúc trong tan vỡ. Trong đau khổ tuyệt vọng nàng còn biết lo cho hạnh phúc của người khác, chẳng lo rằng mình có thể sẽ trải qua bao nhiêu cay đắng đến “thịt nát xương mòn”. Thật là một cô gái có đức hy sinh lớn lao. Qua đó Nguyễn Du đã thể hiện giá trị nhân đạo đáng trân trọng ở Kiều…

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”

Trao kỉ vật của mình và chàng Kim cho em, thật sự lòng nàng vẫn cắn rứt lời thề nguyền đêm trăng của mình và Kim Trọng. Nguyễn Du dùng hai hình ảnh đối lập “nên vợ nên chồng”, “người mệnh bạc” để gợi nỗi thương tâm, băn khoăn, chua xót của Kiều.

Toàn bộ đoạn trích là lời thoại của Kiều nói với Thúy Vân. Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng như đang nói với Kim Trọng chứ không còn nói với Thúy Vân nữa. Ý nghĩa sự chuyển đổi đối tượng cho thấy khả năng Nguyễn Du nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng của nhân vật, đồng thời cho thấy khả năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. Ngoài ra ta có thể thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với nàng Kiều trong từng lời nói…

III. Kết luận: 

Đoạn trích “Trao duyên” thật sự đã làm rung động trái tim của không chỉ riêng tôi mà hẳn đã đi vào lòng không ít các bạn đọc khi xem “Truyện Kiều”.

Nguyễn Du_nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam, tác gia của thi phẩm đã đi sâu và luôn tồn tại trong tâm thức người đọc khi nhắc đến ông: “Truyện Kiều”. Truyện Kiều là sáng tác chữ Nôm đặc sắc từ nội dung đến nghệ thuật nhưng ấn tượng nhất đối với tôi đó chính là đoạn trích “Trao duyên” nằm trong tác phẩm nghệ thuật này.

Nhan đề đoạn trích là “Trao duyên” nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của nam nữ như trong ca dao xưa ta vẫn thường gặp. Có đọc mới hiểu, trao duyên ở đây nghĩa là gửi gắm tình cảm, duyên phận của mình cho một người khác, nhờ người khác chắp nối tiếp tình cảm dở dang của mình. Như trong sự trao duyên của Kiều, hoàn cảnh thật éo le, cay đắng!

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Một sự nhún nhường gần như van vỉ, nàng phải lạy em mình như lạy một vị ân nhân, một bậc bề trên. Không phải là “nhờ” mà là “cậy”, từ “ cậy” mang bao nhiêu sự thiêng liêng, lòng tin tưởng kèm với “lạy” và “thưa”, tất cả gộp lại tạo nên sự thay bậc đổi ngôi giữa hai chị em. Và điều đó trở nên thật tài tình, Nguyễn Du như đọc thấu được nỗi lòng nhân vật.

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

“Gánh tương tư” thật đâu có nhẹ nhàng gì. Nhưng gánh nặng vật chất thì còn có thể san sẻ, nhờ người khác giúp được chứ “gánh tương tư” mà nhờ người khác giúp la điều hiếm thấy xưa nay….Chắc hẳn nàng đã ở trong một tình cảnh khó khăn không còn cách nào khác là phải nhờ đến em “chắp mối tơ thừa”. Từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân vì trên hết tình máu mủ ai nỡ từ chối nhau?. Trong tình cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái

“Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Tình cảm Kiều_Kim sâu nặng là thế, mặn mà là thế, “ngày quạt ước”, “đêm chén thề” hỏi sao nàng Kiều không khỏi đớn đau, tê tái. Lòng nàng như ngàn kim đâm, rỉ máu xót xa lay động sâu tâm hồn người đọc. Nhưng khi sóng gió gia đình đến, cha bị bắt đi, nay chữ “hiếu” với chữ “tình” không thể song song… Quyết định chọn chữ “hiếu”_bán mình chuộc cha là hy sinh chữ “tình”, coi như linh hồn nàng đã mất đi một nửa…Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội. Hiếu-tình là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn được thì xã hội đấy là một xã hội tàn bạo

“Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Hai chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà nàng nói ngày xuân em hãy còn dài, đau đớn biết chừng nào!. Thuyết phục em thật khéo léo bằng tình chị em, tình máu mủ ruột thịt, Thúy Kiều vô hình chung đã khiến Thúy Vân không thể nào chối từ. Lời lẽ của nàng là vì lo cho Kim Trọng, mong sao chàng Kim có được hạnh phúc trong tan vỡ. Trong đau khổ tuyệt vọng nàng còn biết lo cho hạnh phúc của người khác, chẳng lo rằng mình có thể sẽ trải qua bao nhiêu cay đắng đến “thịt nát xương mòn”. Thật là một cô gái có đức hy sinh lớn lao. Qua đó Nguyễn Du đã thể hiện giá trị nhân đạo đáng trân trọng ở Kiều…

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”

Trao kỉ vật của mình và chàng Kim cho em, thật sự lòng nàng vẫn cắn rứt lời thề nguyền đêm trăng của mình và Kim Trọng. Nguyễn Du dùng hai hình ảnh đối lập “nên vợ nên chồng”, “người mệnh bạc” để gợi nỗi thương tâm, băn khoăn, chua xót của Kiều.

Toàn bộ đoạn trích là lời thoại của Kiều nói với Thúy Vân. Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng như đang nói với Kim Trọng chứ không còn nói với Thúy Vân nữa. Ý nghĩa sự chuyển đổi đối tượng cho thấy khả năng Nguyễn Du nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng của nhân vật, đồng thời cho thấy khả năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. Ngoài ra ta có thể thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với nàng Kiều trong từng lời nói…

Đoạn trích “Trao duyên” thật sự đã làm rung động trái tim của không chỉ riêng tôi mà hẳn đã đi vào lòng không ít các bạn đọc khi xem “Truyện Kiều”.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky