Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thơi phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.

Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn một thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng “rất tức giận”, “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”. Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ. Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn “đơn thương độc mã”, nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: “Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là của hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi.

Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Công, nhưng với một người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh, “phải đến nương tựa đền Tản Viên”,”phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi” thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở “ngoại viện”? cho nên, về cơ bản thì Tử Văn không hề có âm phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. Khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh (niềm tin). Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương – vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật Tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ “kêu to”, khẳng định “Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian”, chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất “cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cú từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.

Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cợi “truyền thống nhân đạo và yêu nước” cuả dân tộc Việt Nam: “chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm” mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thơi phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.

Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn một thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng “rất tức giận”, “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”. Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ. Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn “đơn thương độc mã”, nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: “Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là của hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi.

Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Công, nhưng với một người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh, “phải đến nương tựa đền Tản Viên”,”phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi” thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở “ngoại viện”? cho nên, về cơ bản thì Tử Văn không hề có âm phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. Khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh (niềm tin). Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương – vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật Tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ “kêu to”, khẳng định “Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian”, chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất “cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cú từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.

Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cợi “truyền thống nhân đạo và yêu nước” cuả dân tộc Việt Nam: “chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm” mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky