Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Suy nghĩ về “Lòng khoan dung” qua Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

I. Giải thích:

– Thế nào Lòng khoan dung?

– Lòng khoan dung được thể hiện trong đoạn văn bạn trích được biểu hiện từ tư tưởng nhân nghĩa. Ta có thể thấy rằng, tư tưởng này được biểu hiện xuyên suốt trong Bình Ngô đại cáo.

II. Bình luận (Phần chính 1)

* Nói sơ về nội dung của đề: – Tội ác của giặc đến “trời đất cũng không thể dung tha”. Tội ác ấy “Trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội / Nước Đông Hải chẳng rửa sạch mùi”. Thế nhưng, con người Việt Nam – cùng với truyền thống nhân nghĩa, độ lượng và khoan dung của họ – đã không ngần ngại dang rộng đôi tay để cứu vớt kẻ thất thế. Bắt được quân thù, ta không những không giết, mà còn cấp quân lương, thuyền bè đầy đủ, giúp họ trở về đất mẹ một cách an toàn. Nguyễn Trãi viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo” – Và đó là một tư tưởng rất tiến bộ, có thể nói là vượt thời đại.

* Đó là chuyện của cha ông ta ngày xưa. Thế hệ hôm nay, chúng ta có làm được như họ? 

[Phần này nêu lên những suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống. Có hai luận điểm cần giải quyết:

+ Trước cuộc sống đầy bộn bề lo toan như ngày nay. Có lẽ 3 chữ “Lòng khoan dung” dường như không có khái niệm trong họ. Ai đó vẫn cho rằng công việc trên hết là kiếm thêm thu nhập, ngoài ra thì “đèn nhà ai nấy sáng”. “Không có lòng khoan dung, ta vẫn sống và khỏe mạnh được như thường”! (Dẫn chứng bằng việc phân tích một khía cạnh trong bức thư của chị Quế Chi gửi Bin Laden (UPU lần 39), các vụ án mạng xảy ra đăng trên báo đài mà nguyên nhân là do con người thiếu đi lòng khoan dung)

+ Nhưng không phải toàn bộ loài người trên xã hội này đều mất đi thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Cũng có nhiều lắm những con người biết quý trọng đồng loại, nhiều lắm những con người vẫn ngày ngày vun đắp cho lòng khoan dung ngày một tốt đẹp hơn. (Khẳng định đây là một con người tốt và sẽ được xã hội quý trọng) (Dẫn chứng: Bác Hồ (ở một số khía cạnh)]

III. Đánh giá: 

Khẳng định lại vấn đề (ở hai thời điểm: Xưa (qua Bình Ngô đại cáo, và nay (qua lối sống ngày nay của con người)

DÀN Ý

I. Giải thích:

– Thế nào Lòng khoan dung?

– Lòng khoan dung được thể hiện trong đoạn văn bạn trích được biểu hiện từ tư tưởng nhân nghĩa. Ta có thể thấy rằng, tư tưởng này được biểu hiện xuyên suốt trong Bình Ngô đại cáo.

II. Bình luận (Phần chính 1)

* Nói sơ về nội dung của đề: – Tội ác của giặc đến “trời đất cũng không thể dung tha”. Tội ác ấy “Trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội / Nước Đông Hải chẳng rửa sạch mùi”. Thế nhưng, con người Việt Nam – cùng với truyền thống nhân nghĩa, độ lượng và khoan dung của họ – đã không ngần ngại dang rộng đôi tay để cứu vớt kẻ thất thế. Bắt được quân thù, ta không những không giết, mà còn cấp quân lương, thuyền bè đầy đủ, giúp họ trở về đất mẹ một cách an toàn. Nguyễn Trãi viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo” – Và đó là một tư tưởng rất tiến bộ, có thể nói là vượt thời đại.

* Đó là chuyện của cha ông ta ngày xưa. Thế hệ hôm nay, chúng ta có làm được như họ? 

[Phần này nêu lên những suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống. Có hai luận điểm cần giải quyết:

+ Trước cuộc sống đầy bộn bề lo toan như ngày nay. Có lẽ 3 chữ “Lòng khoan dung” dường như không có khái niệm trong họ. Ai đó vẫn cho rằng công việc trên hết là kiếm thêm thu nhập, ngoài ra thì “đèn nhà ai nấy sáng”. “Không có lòng khoan dung, ta vẫn sống và khỏe mạnh được như thường”! (Dẫn chứng bằng việc phân tích một khía cạnh trong bức thư của chị Quế Chi gửi Bin Laden (UPU lần 39), các vụ án mạng xảy ra đăng trên báo đài mà nguyên nhân là do con người thiếu đi lòng khoan dung)

+ Nhưng không phải toàn bộ loài người trên xã hội này đều mất đi thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Cũng có nhiều lắm những con người biết quý trọng đồng loại, nhiều lắm những con người vẫn ngày ngày vun đắp cho lòng khoan dung ngày một tốt đẹp hơn. (Khẳng định đây là một con người tốt và sẽ được xã hội quý trọng) (Dẫn chứng: Bác Hồ (ở một số khía cạnh)]

III. Đánh giá: 

Khẳng định lại vấn đề (ở hai thời điểm: Xưa (qua Bình Ngô đại cáo, và nay (qua lối sống ngày nay của con người)

Chọn tập
Bình luận