Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

“Lịch sử văn học dân tộc là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy”. Em hãy giải thích và dùng các tác phẩm đã học, đã đọc để chứng minh

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam.

Trước nạn ngoại xâm, tinh thần ấy thể hiện qua những áng hùng văn sôi nổi tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những hình tượng anh hùng cứu nước. Nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc ấy còn thể hiện ở nhiều mức độ và ở nhiều dạng thức khác nữa. Có khi đó là tình yêu đối với một vùng trời đất cụ thể nào đó của quê hương mình, có khi làm sống dậy những phong tục đẹp hay những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Có khi là sự phát hiện những nét riêng đáng yêu của dân tộc Việt Nam, cái duyên dáng của con người Việt Nam. Và có khi đó còn là nỗi buồn đau da diết của một thời mất nước tối tăm, là tấm lòng thành kính thiết tha đói với đất nước, đối với cha ông chỉ biết dồn nén vào lòng yêu tiếng mẹ đẻ.

Ở người Việt Nam, lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng, nhưng thơ văn lại nói nhiều hơn đến lòng nhân ái, đến tình yêu, đến thân phận người phụ nữ trong xã họi bất công. Không phải ngẫu nhiên trên đất nước này, những nhà văn lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Sống ở một nước nông nghiệp, người Việt Nam luôn gắn bó với thiên nhiên. Văn chương Việt Nam vì thế có những tác phẩm đầy tài hoa từ ca dao dân ca đến thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, văn xuôi Nguyễn Tuân, Tô Hoài…đã ghi lại được những nét bút thật tinh tế cảnh sắc thi vị của quê hương đất nước.

Sống triền miên trong khó khăn vất vả, nhiều cơ cực, lại trải qua một lịch sử đầy sóng gió, bão táp, người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa. Trong văn học Việt Nam, tiếng cười không mấy khi dứt hẳn và cũng có lắm cung bậc. Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương… văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng …Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt không cho phép họ lạc quan một cách dễ dãi. Vì thế những tác phẩm văn chương lớn nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc trong quá khứ phần nhiều lại là những thiên truyện, bài thơ viết về nỗi buồn đau của những kiép người chịu nhiều oan trái, bất hạnh. Và tiếng cười nói trên cũng không hẳn là tiếng cười mà chỉ là “Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”- Nguyễn Công Trứ.

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam.

Trước nạn ngoại xâm, tinh thần ấy thể hiện qua những áng hùng văn sôi nổi tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những hình tượng anh hùng cứu nước. Nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc ấy còn thể hiện ở nhiều mức độ và ở nhiều dạng thức khác nữa. Có khi đó là tình yêu đối với một vùng trời đất cụ thể nào đó của quê hương mình, có khi làm sống dậy những phong tục đẹp hay những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Có khi là sự phát hiện những nét riêng đáng yêu của dân tộc Việt Nam, cái duyên dáng của con người Việt Nam. Và có khi đó còn là nỗi buồn đau da diết của một thời mất nước tối tăm, là tấm lòng thành kính thiết tha đói với đất nước, đối với cha ông chỉ biết dồn nén vào lòng yêu tiếng mẹ đẻ.

Ở người Việt Nam, lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng, nhưng thơ văn lại nói nhiều hơn đến lòng nhân ái, đến tình yêu, đến thân phận người phụ nữ trong xã họi bất công. Không phải ngẫu nhiên trên đất nước này, những nhà văn lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Sống ở một nước nông nghiệp, người Việt Nam luôn gắn bó với thiên nhiên. Văn chương Việt Nam vì thế có những tác phẩm đầy tài hoa từ ca dao dân ca đến thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, văn xuôi Nguyễn Tuân, Tô Hoài…đã ghi lại được những nét bút thật tinh tế cảnh sắc thi vị của quê hương đất nước.

Sống triền miên trong khó khăn vất vả, nhiều cơ cực, lại trải qua một lịch sử đầy sóng gió, bão táp, người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa. Trong văn học Việt Nam, tiếng cười không mấy khi dứt hẳn và cũng có lắm cung bậc. Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương… văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng …Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt không cho phép họ lạc quan một cách dễ dãi. Vì thế những tác phẩm văn chương lớn nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc trong quá khứ phần nhiều lại là những thiên truyện, bài thơ viết về nỗi buồn đau của những kiép người chịu nhiều oan trái, bất hạnh. Và tiếng cười nói trên cũng không hẳn là tiếng cười mà chỉ là “Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”- Nguyễn Công Trứ.

Chọn tập
Bình luận