Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Nêu cảm nghĩ về Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao đã học ở chương trình THCS

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Lão Hạc” là tác phẩm văn học được nhắc đến rất nhiều khi nói đến tình người trong thời kì kháng chiến. Tác phẩm này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945. Đó là một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn, bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã khắc họa vào lòng người đọc một cách sâu đậm về hình ảnh một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con. Và đó cũng chính là tác phẩm đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Xuất hiện trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ 7” năm 1943. “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về tình cảm của người nông dân trước cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bọt bèo, đồng thời hiểu được sự biến chất của từng bộ phận trong xã hội xưa.

Câu chuyện viết về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe dọa của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại nỗi xúc động sâu sắc trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng đổ xuống những cuộc đời lương thiện. Lão Hạc là một sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, sự ngợi ca trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố và nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với phẩm chất đáng quý: chăm chỉ, cần cù, giàu yêu thương và đầy đức hi sinh… Ta gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trân trọng: Lão Hạc và cậu con trai, ông giáo và người vợ, Binh Tư…. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng, ta vẫn tìm thấy một ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa tình yêu.

Cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những ngày tháng đau khổ bất hạnh, một kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng. Góa vợ từ khi còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khôn lớn, trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau khi tuổi già. Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã không đến với lão. Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su. Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc mất vợ nay lại thêm nỗi đau mất con. Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha. Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh này rồi nối tiếp bất hạnh khác, nó cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy. Kiệt sức vì lam lũ lầm than, vì mòn mỏi chờ đợi khiến Lão ốm nặng. Sau trận cơn bệnh đó lão ốm đi rất nhiều và không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn. Lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ khoai, củ ráy, sung luộc… Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực.

Cùng đường sống, lão Hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình, Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra”. Vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết ”Cái chết thật dữ dội! Số phận con người, một kiếp người như lão Hạc thật đau thương”. Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, Nam Cao đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như lão. Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao, Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó! Lão Hạc từng hỏi ông giáo: “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng?”. Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một con người.

Cái chết của Lão Hạc là một cú giáng vào thời đó, hờ hững, cố chấp vẫn cầm tù chúng ta. Khi chúng ta sáng mắt lên, hiểu ra rằng, lúc lão gàn dở nhất chính là lúc lão cao đẹp nhất, rằng tất cả những toan tính, lo liệu lẫn thẩn của lão, thực chất chứa đựng một phẩm chất thuần khiết, cao quí vô ngần thì đã muộn, quá muộn rồi! Bản lĩnh lớn nhất của Nam Cao có lẽ là ở đây. Cứ viết về những chuyện vặt vãnh dường như tẻ nhạt mà làm ta dằn vặt. Bởi dưới ngòi bút Nam Cao, cái nhỏ nhặt không đâu trở nên thăm thẳm, cái hàng ngày dễ quên lại chứa đựng muôn đời. Phát hiện càng sâu sắc bao nhiêu, càng truyền cảm bấy nhiêu. Viết về cái tầm thường mà làm sống dậy những ý nghĩa không thể xem thường, đó mới là Nam Cao.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu chỉ mình ta mới khổ. Như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà trở thành trộm cắp. Đó là một ông giáo, một người tri thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát khỏi áp lực của cảnh nghèo.

Truyện ngắn Lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn gửi gắm một nỗi niềm riêng tư. Có lẽ là nỗi đau của hàng ngàn, hàng vạn nỗi đau của nông dân trước Cách mạng. Tác giả đề cao vai trò của nhân phẩm trong đời sống. Tha biến nhưng không tha tâm.

Tôi không nghĩ thành công của truyện ngắn “Lão Hạc” là chỉ nhờ vào bàn tay của cấu trúc. Nhưng dù sao, ở đâu nó cũng là nhân tố chủ lực. Trước hết là cấu trúc mạch truyện. Truyện được triển khai theo bốn chủ đề lớn. Nó khiến cho câu chuyện đơn sơ mà có sức chan chứa, sức nén không ngờ. Vừa triết luận lại nhìn đời bằng đôi mắt tình thương. Vừa nghiên ngán vẽ kiếp sống nhục nhã của con người. Vừa triết lí về một thế trong nhân sinh “không nên hoãn sự sung sướng lại”. Nam Cao đã làm chủ cây bút của mình. Mà ở điểm này, nhân tố quyết định sự sống còn của tác phẩm là chiều sâu và sức sống của hình tượng nhân vật chứ không phải sự lôi cuốn của mạch truyện hay cấu trúc ý tưởng và cảm ứng. Vậy là cái thần, cái hồn thiên nhiên nằm ở Lão Hạc.Và tinh hoa của bút Nam Cao hội tụ ở nhân vật này mà thôi! Mà nó thật sinh đậm, thể hịên việc kiến tạo một hình tượng cấu trúc phạm vi và sống động.

Tuy đọc qua nhiều lần truyện này. Nhưng có lẽ không lần nào tôi dừng lại khi chưa đọc xong. Những lúc đó, tôi lại thấy má mình lành lạnh. Cuộc sống có quá nhiều khó khăn, nhưng Lão Hạc luôn là một tấm gương để chúng ta học tập không ngừng và sống tốt hơn.

“Lão Hạc” là tác phẩm văn học được nhắc đến rất nhiều khi nói đến tình người trong thời kì kháng chiến. Tác phẩm này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945. Đó là một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn, bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã khắc họa vào lòng người đọc một cách sâu đậm về hình ảnh một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con. Và đó cũng chính là tác phẩm đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Xuất hiện trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ 7” năm 1943. “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về tình cảm của người nông dân trước cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bọt bèo, đồng thời hiểu được sự biến chất của từng bộ phận trong xã hội xưa.

Câu chuyện viết về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe dọa của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại nỗi xúc động sâu sắc trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng đổ xuống những cuộc đời lương thiện. Lão Hạc là một sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, sự ngợi ca trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố và nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với phẩm chất đáng quý: chăm chỉ, cần cù, giàu yêu thương và đầy đức hi sinh… Ta gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trân trọng: Lão Hạc và cậu con trai, ông giáo và người vợ, Binh Tư…. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng, ta vẫn tìm thấy một ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa tình yêu.

Cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những ngày tháng đau khổ bất hạnh, một kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng. Góa vợ từ khi còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khôn lớn, trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau khi tuổi già. Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã không đến với lão. Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su. Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc mất vợ nay lại thêm nỗi đau mất con. Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha. Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh này rồi nối tiếp bất hạnh khác, nó cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy. Kiệt sức vì lam lũ lầm than, vì mòn mỏi chờ đợi khiến Lão ốm nặng. Sau trận cơn bệnh đó lão ốm đi rất nhiều và không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn. Lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ khoai, củ ráy, sung luộc… Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực.

Cùng đường sống, lão Hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình, Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra”. Vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết ”Cái chết thật dữ dội! Số phận con người, một kiếp người như lão Hạc thật đau thương”. Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, Nam Cao đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như lão. Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao, Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó! Lão Hạc từng hỏi ông giáo: “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng?”. Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một con người.

Cái chết của Lão Hạc là một cú giáng vào thời đó, hờ hững, cố chấp vẫn cầm tù chúng ta. Khi chúng ta sáng mắt lên, hiểu ra rằng, lúc lão gàn dở nhất chính là lúc lão cao đẹp nhất, rằng tất cả những toan tính, lo liệu lẫn thẩn của lão, thực chất chứa đựng một phẩm chất thuần khiết, cao quí vô ngần thì đã muộn, quá muộn rồi! Bản lĩnh lớn nhất của Nam Cao có lẽ là ở đây. Cứ viết về những chuyện vặt vãnh dường như tẻ nhạt mà làm ta dằn vặt. Bởi dưới ngòi bút Nam Cao, cái nhỏ nhặt không đâu trở nên thăm thẳm, cái hàng ngày dễ quên lại chứa đựng muôn đời. Phát hiện càng sâu sắc bao nhiêu, càng truyền cảm bấy nhiêu. Viết về cái tầm thường mà làm sống dậy những ý nghĩa không thể xem thường, đó mới là Nam Cao.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu chỉ mình ta mới khổ. Như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà trở thành trộm cắp. Đó là một ông giáo, một người tri thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát khỏi áp lực của cảnh nghèo.

Truyện ngắn Lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn gửi gắm một nỗi niềm riêng tư. Có lẽ là nỗi đau của hàng ngàn, hàng vạn nỗi đau của nông dân trước Cách mạng. Tác giả đề cao vai trò của nhân phẩm trong đời sống. Tha biến nhưng không tha tâm.

Tôi không nghĩ thành công của truyện ngắn “Lão Hạc” là chỉ nhờ vào bàn tay của cấu trúc. Nhưng dù sao, ở đâu nó cũng là nhân tố chủ lực. Trước hết là cấu trúc mạch truyện. Truyện được triển khai theo bốn chủ đề lớn. Nó khiến cho câu chuyện đơn sơ mà có sức chan chứa, sức nén không ngờ. Vừa triết luận lại nhìn đời bằng đôi mắt tình thương. Vừa nghiên ngán vẽ kiếp sống nhục nhã của con người. Vừa triết lí về một thế trong nhân sinh “không nên hoãn sự sung sướng lại”. Nam Cao đã làm chủ cây bút của mình. Mà ở điểm này, nhân tố quyết định sự sống còn của tác phẩm là chiều sâu và sức sống của hình tượng nhân vật chứ không phải sự lôi cuốn của mạch truyện hay cấu trúc ý tưởng và cảm ứng. Vậy là cái thần, cái hồn thiên nhiên nằm ở Lão Hạc.Và tinh hoa của bút Nam Cao hội tụ ở nhân vật này mà thôi! Mà nó thật sinh đậm, thể hịên việc kiến tạo một hình tượng cấu trúc phạm vi và sống động.

Tuy đọc qua nhiều lần truyện này. Nhưng có lẽ không lần nào tôi dừng lại khi chưa đọc xong. Những lúc đó, tôi lại thấy má mình lành lạnh. Cuộc sống có quá nhiều khó khăn, nhưng Lão Hạc luôn là một tấm gương để chúng ta học tập không ngừng và sống tốt hơn.

Chọn tập
Bình luận