Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Hãy kể một câu chuyện có nội dung như câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nhiều người cho rằng ca dao Việt Nam và cả thơ nữa, thường nói về mẹ nhiều hơn cha. Sự thật là như vậy mặc dù mỗi người chúng ta đều kính yêu hai đấng sinh thành như nhau. Người Việt Nam nào cũng coi đó là chữ Hiếu. Chữ Hiếu cũng là đạo Hiếu.

Ca dao của ta cũng có dành phần tình cảm trân trọng, sâu sắc với cha đấy chứ, chỉ ít hơn mẹ về số câu mà thôi. Chẳng hạn mấy câu quen thuộc sau đây đều nói chung về song thân:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!

Lụt nguồn trôi trái bòn bon,

Cha mất mẹ còn chịu chữ mồ côi.

Còn cha gót đỏ như son

Một mai cha mất gót con lấm sình (bùn)

Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi mẹ lót lá nằm đường …

Ông cha còn có một vị trí hết sức quan trọng được khẳng định trong câu cách ngôn: “Con có cha như nhà có nóc”.

(…)

Ca dao, thơ, nhạc về mẹ có hàng trăm bài hay và cảm động , không thể kể hết. Chẳng những các tác giả của ca dao, thơ, nhạc mà người con nào cũng “nói” về mẹ nhiều hơn cha dù chữ Hiếu đối với cha mẹ vẫn sâu nặng ngang nhau. Điều này nghiệm ra cũng có lý do để chúng ta thường nói nhiều về mẹ. Trước hết, ngoài lẽ thiêng liêng của tình mẫu tử còn vì một liên quan máu thịt thực sự giữa mẹ và con. Mọi người con, khi còn là một thai nhi đều nối liền với thân thể mẹ bằng một cuống nhau. Sự liên quan này là một thực thể tuyệt đối. Thai nhi mỗi ngày mỗi lớn bằng cách “ăn bớt” những phần dinh dưỡng tốt nhất của cơ thể mẹ. Không ít bà mẹ nghèo vì chịu sự san sẻ này cho đứa con còn trong bụng mà cơ thể bị suy kiệt.

Hơn chín tháng trời, mẹ còn phải chịu đựng sự quậy, đạp rất vô tư hàng phút, hàng giờ của thai nhi. Mẹ đã yêu thương và cam chịu đau đớn ngay khi chúng ta còn chưa chào đời.

Qua thời gian mang nặng đẻ đau, mẹ phải trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng con, nhịn ăn, nhịn mặc, chịu khó, chịu khổ, lo lắng từng giấc ngủ, cơn đau của con…

Cứ thế, mẹ cùng cha dưỡng dục con cho đến lúc trưởng thành, học hành đỗ đạt rồi như con chim đã đủ lông vững cánh để bay xa. Sự chia ly ấy là vết đau trong lòng cha mẹ nhưng hai người đều mong và chấp nhận như thế để con được thành nhân, thành danh.

Nói nhiều về mẹ bởi những lý do trên, nhưng đạo Hiếu là dành cho cả cha lẫn mẹ. Mùa Vu Lan báo hiếu nếu chỉ dành cho mẹ là thiếu mất một nửa.

Tuy nhiên, dù có lòng hiếu thảo đến đâu, đa số người con vẫn không thể làm tròn chữ Hiếu với hai đấng sinh thành, vì:

– Thời ta còn nhỏ dại thì cha mẹ chịu vô vàn cơ cực để nuôi dạy ta.

– Khi ta trưởng thành, đã làm ra của cải vật chất thì cha mẹ đã già rồi, không còn hưởng được những “hiếu phẩm” của con cái cung phụng nữa!

– Vì cuộc sống, nhiều người con phải xa nhà nên chuyện “sớm thăm tối viếng” cũng rất hạn chế…

Dân gian ta từ xưa đã có câu “nước mắt chảy xuống” hàm ý rằng cha mẹ dành hết tình thương cho con chứ con không thể nào đền đáp công ơn cha mẹ đúng theo tâm nguyện, mặc dù không có bậc cha mẹ nào đòi hỏi điều ấy.

Muốn “nước mắt chảy lên” thật là khó!

Mọi người sớm hay muộn cũng đều có cha mẹ già, lần lượt tất cả chúng ta cũng thành những kẻ mồ côi. Vòng nhân sinh cứ thế mà tiếp nối để rồi ai ai cũng có lúc:

Ngó lên nhang tắt, đèn mờ

Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu!

Nhiều người cho rằng ca dao Việt Nam và cả thơ nữa, thường nói về mẹ nhiều hơn cha. Sự thật là như vậy mặc dù mỗi người chúng ta đều kính yêu hai đấng sinh thành như nhau. Người Việt Nam nào cũng coi đó là chữ Hiếu. Chữ Hiếu cũng là đạo Hiếu.

Ca dao của ta cũng có dành phần tình cảm trân trọng, sâu sắc với cha đấy chứ, chỉ ít hơn mẹ về số câu mà thôi. Chẳng hạn mấy câu quen thuộc sau đây đều nói chung về song thân:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!

Lụt nguồn trôi trái bòn bon,

Cha mất mẹ còn chịu chữ mồ côi.

Còn cha gót đỏ như son

Một mai cha mất gót con lấm sình (bùn)

Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi mẹ lót lá nằm đường …

Ông cha còn có một vị trí hết sức quan trọng được khẳng định trong câu cách ngôn: “Con có cha như nhà có nóc”.

(…)

Ca dao, thơ, nhạc về mẹ có hàng trăm bài hay và cảm động , không thể kể hết. Chẳng những các tác giả của ca dao, thơ, nhạc mà người con nào cũng “nói” về mẹ nhiều hơn cha dù chữ Hiếu đối với cha mẹ vẫn sâu nặng ngang nhau. Điều này nghiệm ra cũng có lý do để chúng ta thường nói nhiều về mẹ. Trước hết, ngoài lẽ thiêng liêng của tình mẫu tử còn vì một liên quan máu thịt thực sự giữa mẹ và con. Mọi người con, khi còn là một thai nhi đều nối liền với thân thể mẹ bằng một cuống nhau. Sự liên quan này là một thực thể tuyệt đối. Thai nhi mỗi ngày mỗi lớn bằng cách “ăn bớt” những phần dinh dưỡng tốt nhất của cơ thể mẹ. Không ít bà mẹ nghèo vì chịu sự san sẻ này cho đứa con còn trong bụng mà cơ thể bị suy kiệt.

Hơn chín tháng trời, mẹ còn phải chịu đựng sự quậy, đạp rất vô tư hàng phút, hàng giờ của thai nhi. Mẹ đã yêu thương và cam chịu đau đớn ngay khi chúng ta còn chưa chào đời.

Qua thời gian mang nặng đẻ đau, mẹ phải trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng con, nhịn ăn, nhịn mặc, chịu khó, chịu khổ, lo lắng từng giấc ngủ, cơn đau của con…

Cứ thế, mẹ cùng cha dưỡng dục con cho đến lúc trưởng thành, học hành đỗ đạt rồi như con chim đã đủ lông vững cánh để bay xa. Sự chia ly ấy là vết đau trong lòng cha mẹ nhưng hai người đều mong và chấp nhận như thế để con được thành nhân, thành danh.

Nói nhiều về mẹ bởi những lý do trên, nhưng đạo Hiếu là dành cho cả cha lẫn mẹ. Mùa Vu Lan báo hiếu nếu chỉ dành cho mẹ là thiếu mất một nửa.

Tuy nhiên, dù có lòng hiếu thảo đến đâu, đa số người con vẫn không thể làm tròn chữ Hiếu với hai đấng sinh thành, vì:

– Thời ta còn nhỏ dại thì cha mẹ chịu vô vàn cơ cực để nuôi dạy ta.

– Khi ta trưởng thành, đã làm ra của cải vật chất thì cha mẹ đã già rồi, không còn hưởng được những “hiếu phẩm” của con cái cung phụng nữa!

– Vì cuộc sống, nhiều người con phải xa nhà nên chuyện “sớm thăm tối viếng” cũng rất hạn chế…

Dân gian ta từ xưa đã có câu “nước mắt chảy xuống” hàm ý rằng cha mẹ dành hết tình thương cho con chứ con không thể nào đền đáp công ơn cha mẹ đúng theo tâm nguyện, mặc dù không có bậc cha mẹ nào đòi hỏi điều ấy.

Muốn “nước mắt chảy lên” thật là khó!

Mọi người sớm hay muộn cũng đều có cha mẹ già, lần lượt tất cả chúng ta cũng thành những kẻ mồ côi. Vòng nhân sinh cứ thế mà tiếp nối để rồi ai ai cũng có lúc:

Ngó lên nhang tắt, đèn mờ

Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu!

Chọn tập
Bình luận