I. Mở bài
* Giới thiệu chung:
– Nguồn gốc của tết Trung thu:
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713- 741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch.
Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
– Đêm rằm, trăng tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất.
– Làng em rộn ràng chuẩn bị đón Tết Trung thu.
II. Thân bài
* Tả cảnh đêm trăng:
+ Lúc xẩm tối
– Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh sao.
– Trăng lấp ló, thấp thoáng sau lũy tre xa xa.
– Gió thổi mát lộng…
– Làng xóm nhộn nhịp.
– Học sinh đi về, bỏ cặp trong nhà và lập tức chuẩn bị, sửa soạn chơi Trung thu.
+ Lúc trăng lên;
– Mặt trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa không trung.
– Ánh trăng vằng vặc, soi rõ từng cảnh vật: nhà cửa, vườn cây, dòng sông, con đường, cánh đồng…
– Trên đường làng, trẻ em nối đuôi nhau rước đèn, ca hát mừng trăng.
– Cảnh phá cỗ vui vẻ ở sân đình…
– Không chỗ nào là không thấy tiếng cười nói râm ran của trẻ con.
– Những chú chó con cũng muốn chơi Trung Thu, cũng ra tận nơi chơi với các bạn nhỏ trong làng rất vui.
– Làng tổ chức nhiều trò chơi và có cả “chú Cuội “- con trai trưởng làng và “chị Hằng” – vợ của con trai trưởng làng phát quà gồm bánh kẹo và tiền mặt.
III. Kết bài
* Cảm nghĩ của em :
– Cảnh làng quê trong đêm trăng sáng đẹp như một bức tranh…
– Tình yêu quê hương càng thêm tha thiết, sâu đậm.
– Không thể nào quên được đêm trung thu đó, nó sẽ là 1 kí ức em sẽ mang đến khi nhắm mắt xuôi tay.