I, Mở bài:
– Từ xa xưa, nhân dân ta luôn sống và học hỏi theo những điều tốt đẹp, điển hình là lòng biết ơn.
– Đạo lí đó được thể hiện qua hai câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
II, Thân bài:
1, Giải thích ý nghĩa, hàm ý của hai câu tục ngữ.
– Mượn những hình ảnh rất đỗi quen thuộc: uống nước, ăn quả. Tác giả dân gian đã khuyên nhủ, nhắc nhở chúng ta khi hưởng thụ, sử dụng thành quả của người khác cần phải biết ghi nhớ công lao, biết ơn và báo đáp những người đã giúp ta có được thành quả như ngày hôm nay.
2, Đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ để chứng tỏ vấn đề:
– Nhân dân Việt Nam đã lấy ngày 10-3 Âm lịch để bày tỏ lòng biêt ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Nhân dân khắp phương đều mở hội tế lễ, rước,…
– Ngày 27/7 hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ, nhằm tri ân những người đã có công với Cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
– Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
3, Khẳng định vấn đề: Hoàn toàn đúng đắn.
4, Mở rộng: vẫn còn một bộ phận nhỏ sống bội bạc, vô ơn,…
III, Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề và trích câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”