Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy chứng minh rằng ca dao, dân ca thể hiện tình yêu quê hương đất nước

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước.

Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết!

Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, “oa, oa “khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”

Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: “canh rau muống”, “cà dầm tương”. Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người “dãi nắng dầm sương:, “tát nước bên đường”. Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người.

Rồi lại có những câu ca dao thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân đất Việt thường được hát trong những buổi lao động:

“Em đố anh từ nam chí Bắc

Sông nào là sông sâu nhất

Núi nào là núi cao nhất nước ta?”

Hình ảnh núi sông đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam và trải qua bao thế kỷ, những lời ca về một thời oanh liệt như vẫn còn đó, ngân vang mãi mãi không thể nào quên.

Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước:

“Gió đua cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mùng khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:”Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương” như hòa quyện với “nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn “khói tỏa ngàn sương” mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý.

Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”

Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:

“Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nà

Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước.

Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết!

Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, “oa, oa “khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”

Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: “canh rau muống”, “cà dầm tương”. Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người “dãi nắng dầm sương:, “tát nước bên đường”. Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người.

Rồi lại có những câu ca dao thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân đất Việt thường được hát trong những buổi lao động:

“Em đố anh từ nam chí Bắc

Sông nào là sông sâu nhất

Núi nào là núi cao nhất nước ta?”

Hình ảnh núi sông đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam và trải qua bao thế kỷ, những lời ca về một thời oanh liệt như vẫn còn đó, ngân vang mãi mãi không thể nào quên.

Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước:

“Gió đua cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mùng khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:”Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương” như hòa quyện với “nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn “khói tỏa ngàn sương” mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý.

Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”

Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:

“Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nà

Chọn tập
Bình luận