Sông Mississippi, ngày 17-1-2013
Kính gửi ngài Harvey Schiller kính mến
Khi viết bức thư này cho ngài, tôi thật sự rất lo lắng. Là một vị chủ tịch của liên đoàn bóng chày thế giới, ắt hẳn ngài còn có hàng tá công việc bề bộn chưa xong, nhưng tôi mong ngày hãy dành chút ít thời gian quí báu của mình để đọc bức thư của tôi như ngài đang đọc nỗi lòng của tất cả cư dân trên hành tinh xanh này.
Tôi là một chú cá bé nhỏ giữa dòng sông Mississippi rộng lớn, nơi mà loài người các ngài, những “thần đồng” của tạo hóa đang dần dần hủy hoại, dồn họ hàng nhà cá đã từng đông đúc chúng tôi tới bờ vực của sự tuyệt chủng.
Tôi được biết tới ngài và môn bóng chày qua chị Mưa và cũng biết được rằng đất nước chúng tôi đã phát minh ra môn bóng chày. Tôi rất phấn khởi và hạnh phúc khi nghe được tin này. Nhưng sự phấn khởi ấy không kéo dài được lâu.
Ngài có biết là vì sao không? Từ những sự kiện gần đây, tôi mới nhận ra rằng: “Bảo vệ nước như một trận chung kết bóng chày, giữa lòng tham vô tận của con người và sự sống của tất cả sinh vật trên hành tinh này.” Và kết quả của nó cũng chỉ là thắng, hoặc bại. Kết quả của trận đấu này, không ai khác ngoài con người các ngài có thể quyết định nó.
Có thể ngài sẽ cười vì cho rằng nguồn nước quanh ta vô tận, nhưng ngài đã lầm, nó chỉ là một nguồn tài nguyên có hạn mà thôi,nhưng lòng tham lam cũng con người mới là vô tận.
Vài trăm năm trước đây, trước khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên mảnh đất châu Mĩ trù phú này, chúng tôi đã có một cuộc sống an lành và hạnh phúc, nhưng khi họ đến “khai hóa” mảnh đất này, thì mọi chuyện đã không còn tốt đẹp như trước. Những con tàu đầu tiên tiên được đóng, những nhà máy đầu tiên được xây dựng đã khiến nguồn nước trong xanh của chúng thôi thành một thứ nước hôi thối và dơ bẩn.
Chúng tôi đến giờ vẫn chưa hiểu được thứ mà các ngài cần là gì, là những thùng nước đen ngòm mà các ngài gọi là “dầu”,hay là những tờ giấy có đề số mà các ngài gọi là “tiền”. Mà dù đó có là gì đi chăng nữa thì các ngài của không được làm tổn hại đến một hệ sinh thái từng rất khổng lồ của Mississippi , đến người Mẹ thiên nhiên.
Chúng tôi cũng không hiểu con người các ngài làm gì, mà chỉ sau khi các ngài tới xây dưng những công trình thủy điện cạnh dòng suối một thời gian thì nó đã nhanh chóng cạn khô, rồi sau này, từng con suối, con sông khác rồi cũng nhận một kết cục như thế.
Ngài có biết, nước đối với chúng tôi là sản vật vô cùng quí giá mà tạo hóa ban cho, nhưng chỉ vì chút lợi nhuận loài người các ngài đã sẵn sàng làm ô nhiễm nguồn nước, đầu độc “giọt sữa của Mẹ thiên nhiên”.
Tôi nói cho ngài nghe chuyện này, có lẽ ngài sẽ không tin nhưng một ổ bánh mì mà ngài nhâm nhi vào mỗi buổi sáng cần tới 65 lít nước. Hãy tưởng tượng 7 tỉ người trên cùng ăn bánh mì, thì lúc này đất Mẹ phải bỏ ra tận 445 tỉ lít nước. Thế mà lượng nước mà con người các ngài làm ô nhiễm còn gấp 2,3 lần như vậy.
Nếu nói đến công dụng của nước, thì có lẽ chẳng có cuốn bách khoa nào liệt kê hết được. Nhưng chừng ấy công dụng của nước cũng chưa thể khiến con người các các ngài ngừng hủy hoại nó. Và, không chỉ riêng loài cá chúng tôi, mà “Lục địa đen”, châu lục đứng thứ ba về cả diện tích lẫn dân số đang có nguy cơ đối diện với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Vậy mà tại khu sông Mississippi này đây, hàng ngày vẫn có những kẻ vui cười đếm tiền và đứng nhìn những đồng loại của mình đang chết dần mòn vì thiếu nước rồi tiếp tục tàn phá dòng nước một cách không thương tiếc.
Không chỉ tại châu Phi mà còn rất, rất nhiều nơi cần nước sạch. Thế mà những công trình thủy điện cản dòng nước gây hạn hán cả một vùng, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân lại ngày càng mọc lên. Măc cho đời sống của người dân khó khăn, các nhà thầu vẫn cứ tiếp tục khai thác (đúng hơn là vơ vét) cho đến khi không còn gì có thể khai thác được.
Tại sao con người các ngài lại có thể đối xử với nước như vậy? Không ai hết ngoài con người các ngài có thể trả lời câu hỏi này. Có thể các ngài sẽ nói là vì lợi nhuận kinh tế, hoặc vì hoàn cảnh gia đình,…Nhưng tất cả các câu trả lời này chỉ là lời ngụy biện cho lòng tham của con người các ngài thôi.
Nếu 65 triệu năm trước, trái đất chúng ta đã chứng kiến loài khủng long bị tuyệt chủng vì thiên thạch đâm vào thì giờ đây đất mẹ lại phải chấp nhận sự tuyệt chủng một lần nữa, nhưng không phải vì những biến cố ngoài vũ trụ mà là vì những đứa con “thần đồng” của mình.
Thôi nói đến đây có lẽ ngài sẽ ngao ngán vì những vấn đề về nước sạch, vậy ta hãy chuyển sang môn bóng chày, môn mà ngài khá giỏi. Như tôi đã nói ở đầu bức thư, bảo vệ nước- trận đấu sinh tử. Con người các ngài đã và sẽ tiếp tục thải những chất thải độc hại xuống biển, sông, khiến nó trở thành một “kho chứa rác công nghiệp”. Những bãi biển đẹp rất nên thơ ngày nào với những cơn sóng lăn tăn mà chị Mưa đã kể giờ trở thành những dòng nước dơ bẩn vì lẫn với các chất thải của con người.
Hi vọng những điều mà tôi nói ngài sẽ ghi nhớ. Bóng chày là môn thể thao vua tại các nước phát triển, từng đường bóng của nó khiến mọi người say mê chăm chú theo dõi. Tại sao ngài không dùng môn thể thao này để tuyên truyền việc bảo vệ nước. Tại sao ngài lại không khuyến khích các cầu thủ và các câu lạc bộ đổi màu và lô gô của áo thành những biểu tượng bảo vệ nước. Những người hâm mộ sẽ làm theo những thần tượng của họ. Và các câu lạc bộ, các cầu thủ sẽ trở thành những đại sứ bảo vệ nước.
Vẫn chưa muộn để mang lại nước sạch cho cư dân trên hành tinh, không chỉ từ những hội nghị lớn mà còn từ những hành động nhỏ bé của chúng ta. Với tư cách là một người hâm mộ môn bóng chày và là một cư dân trên hành tinh xanh này, tôi khuyên các bạn rằng, bảo vệ nước là bảo vệ môn bóng chày và bảo vệ sự sống của chúng ta.
Ký tên
Cá