Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Bình giảng bài ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Bài thơ ca ngợi về hình ảnh hoa sen, mượn hoa sen để thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự thanh khiết của những người dân lao động.

Bông sen là hình tượng gần gũi với con người, đặc biệt là đối với những người nông dân. Câu đầu tiên như một lời nhận xét, khẳng định, vào đề một cách tự nhiên:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Tác giả dân gian đã tôn sen lên hàng đầu, cao quý và tao nhã, tuy mộc mạc nhưng mang đầy ý nghĩa. Mỗi loài hoa đều có những ý nghĩa khác nhau nhưng riêng cây sen nó tượng trưng cho tâm hồn trong sáng, hiền lành của những người dân lao động. Cảnh tượng bông sen trong đầm hiện lên như một bức tranh thuỷ mặc êm đềm và tĩnh lặng. Câu thứ hai:

“Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”

đã chứng minh được vẻ đẹp thuần khiết của sen bằng cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ về từng bộ phận. Màu xanh bọc lâý trắng rồi điểm xuyết thêm vàng tạo nên nét hài hoá về màu sắc. Từ “lại” trong bài là sự nối tiếp, nhấn mạnh về sự đa dạng màu sắc của sen. Câu thơ thứ 3 như khẳng định lại một lần nữa về vẻ đẹp của nó.

“Nhụy vàng bông trắng lá xanh”

Bằng hình thức đảo vị trí các chi tiết, điệp từ chuyển tiếp “nhị vàng” cũng tạo thanh điệu, sự hiệp vần và cả cách ngắt nhịp có phần thay đổi.

Câu thơ này là phần cao trào của bài, làm nền tảng vững chắc để bật sang câu kết đầy bất ngờ và thú vị:

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

“Bùn” ở đây là môi trường tiếp xúc của sen hay nói đúng hơn là chỉ xã hội phong kiến bất công bấy giờ đầy rẫy những tham những, dơ bẩn, ô uế. Tuy vậy mà bông sen vẫn rực rỡ, sáng ngời, toả ánh hào quang, không hề dơ bẩn. Mà ngược lại nhờ những môi trường xung quanh ấy mà sen càng thêm đẹp, làm tăng sự tôn vinh.

Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ “bông sen”, tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Bài thơ ca ngợi về hình ảnh hoa sen, mượn hoa sen để thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự thanh khiết của những người dân lao động.

Bông sen là hình tượng gần gũi với con người, đặc biệt là đối với những người nông dân. Câu đầu tiên như một lời nhận xét, khẳng định, vào đề một cách tự nhiên:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Tác giả dân gian đã tôn sen lên hàng đầu, cao quý và tao nhã, tuy mộc mạc nhưng mang đầy ý nghĩa. Mỗi loài hoa đều có những ý nghĩa khác nhau nhưng riêng cây sen nó tượng trưng cho tâm hồn trong sáng, hiền lành của những người dân lao động. Cảnh tượng bông sen trong đầm hiện lên như một bức tranh thuỷ mặc êm đềm và tĩnh lặng. Câu thứ hai:

“Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”

đã chứng minh được vẻ đẹp thuần khiết của sen bằng cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ về từng bộ phận. Màu xanh bọc lâý trắng rồi điểm xuyết thêm vàng tạo nên nét hài hoá về màu sắc. Từ “lại” trong bài là sự nối tiếp, nhấn mạnh về sự đa dạng màu sắc của sen. Câu thơ thứ 3 như khẳng định lại một lần nữa về vẻ đẹp của nó.

“Nhụy vàng bông trắng lá xanh”

Bằng hình thức đảo vị trí các chi tiết, điệp từ chuyển tiếp “nhị vàng” cũng tạo thanh điệu, sự hiệp vần và cả cách ngắt nhịp có phần thay đổi.

Câu thơ này là phần cao trào của bài, làm nền tảng vững chắc để bật sang câu kết đầy bất ngờ và thú vị:

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

“Bùn” ở đây là môi trường tiếp xúc của sen hay nói đúng hơn là chỉ xã hội phong kiến bất công bấy giờ đầy rẫy những tham những, dơ bẩn, ô uế. Tuy vậy mà bông sen vẫn rực rỡ, sáng ngời, toả ánh hào quang, không hề dơ bẩn. Mà ngược lại nhờ những môi trường xung quanh ấy mà sen càng thêm đẹp, làm tăng sự tôn vinh.

Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ “bông sen”, tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky