Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng học sinh hiện nay không có thói quen nói lời xin lỗi và cảm ơn trong cuộc sống hằng ngày

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

A. Mở bài:

– Giới thiệu sự việc hiện tượng cần nghị luận: Hiện tượng không có thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng của học sinh

B. Thân bài:

* Trình bày biểu hiện của sự việc, hiện tượng

Hiện nay nhiều học sinh không có thói quen sử dụng hai chữ xin lỗi khi làm người khác phật ý, khi mắc lỗi, hoặc đem lại buồn phiền cho người xung quanh. Nhiều học sinh không biết nói lời cảm ơn khi ai đó mang lại cho mình niềm vui, sự thoải mái hoặc một sự giúp đỡ nào đó.

* Chứng minh mặt đúng sai của vấn đề

Đây là việc làm đáng phê phán và cần nhắc nhở. Bởi vì lời nói thể hiện suy nghĩ tình cảm của người phát ngôn. Thiếu hai tiếng “xin lỗi”, “cảm ơn” là thiếu đi sự tri ân người khác trong cuộc sống, thiếu đi sự cảm thông, chia sẻ, ý thức tự nhận biết về hành động của mình. Lời nói của các bạn sẽ trở nên cộc cằn, khô khan, thiếu cảm xúc, thiếu văn hóa trái với lời dạy của ông cha: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

* Phân tích rõ nguyên nhân, hậu quả hay nêu ra giải pháp

(Nêu nguyên nhân khách quan, chủ quan:… Nêu giải pháp…)

Cần sử dụng hai tiếng đó trong giao tiếp hằng ngày như một thói quen, như một nguyên tắc giao tiếp sẽ khiến ngôn ngữ trở nên lịch sự, dễ thu hút người nghe.

Là người học sinh cần nói năng lễ phép, lịch sự giữ gìn môi trường văn hóa học đường. Hơn thế nữa, còn nhắc nhở người sử dụng thái độ sống đúng mực. Trong nhà trường học sinh không chỉ học kiến thức mà còn học cách nói năng cư xử: Học ăn học nói, học gói học mở; Học đạo làm người. Đó chính là phép học xưa nay cha ông vẫn răn dạy: Phép học có thành thì xã hội mới văn minh, thinh trị. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự là rất quan trọng: Lời nói gói vàng.

C. Kết bài:

(Nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hay bày tỏ ý hành động. Liên hệ với bản thân. Rút ra vấn đề tư tưởng đạo lí từ sự việc, hiện tượng).

– Giới thiệu sự việc hiện tượng cần nghị luận: Hiện tượng không có thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng của học sinh

* Trình bày biểu hiện của sự việc, hiện tượng

Hiện nay nhiều học sinh không có thói quen sử dụng hai chữ xin lỗi khi làm người khác phật ý, khi mắc lỗi, hoặc đem lại buồn phiền cho người xung quanh. Nhiều học sinh không biết nói lời cảm ơn khi ai đó mang lại cho mình niềm vui, sự thoải mái hoặc một sự giúp đỡ nào đó.

* Chứng minh mặt đúng sai của vấn đề

Đây là việc làm đáng phê phán và cần nhắc nhở. Bởi vì lời nói thể hiện suy nghĩ tình cảm của người phát ngôn. Thiếu hai tiếng “xin lỗi”, “cảm ơn” là thiếu đi sự tri ân người khác trong cuộc sống, thiếu đi sự cảm thông, chia sẻ, ý thức tự nhận biết về hành động của mình. Lời nói của các bạn sẽ trở nên cộc cằn, khô khan, thiếu cảm xúc, thiếu văn hóa trái với lời dạy của ông cha: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

* Phân tích rõ nguyên nhân, hậu quả hay nêu ra giải pháp

(Nêu nguyên nhân khách quan, chủ quan:… Nêu giải pháp…)

Cần sử dụng hai tiếng đó trong giao tiếp hằng ngày như một thói quen, như một nguyên tắc giao tiếp sẽ khiến ngôn ngữ trở nên lịch sự, dễ thu hút người nghe.

Là người học sinh cần nói năng lễ phép, lịch sự giữ gìn môi trường văn hóa học đường. Hơn thế nữa, còn nhắc nhở người sử dụng thái độ sống đúng mực. Trong nhà trường học sinh không chỉ học kiến thức mà còn học cách nói năng cư xử: Học ăn học nói, học gói học mở; Học đạo làm người. Đó chính là phép học xưa nay cha ông vẫn răn dạy: Phép học có thành thì xã hội mới văn minh, thinh trị. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự là rất quan trọng: Lời nói gói vàng.

(Nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hay bày tỏ ý hành động. Liên hệ với bản thân. Rút ra vấn đề tư tưởng đạo lí từ sự việc, hiện tượng).

Chọn tập
Bình luận
× sticky