Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ “hương âm vô cải” (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe “Giọng quê”của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
” Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)”
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ…những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.