Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy tìm và cảm nhận cái hay về nghệ thuật trong bài Côn sơn ca

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Côn Sơn là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước ta. Nhắc đến Côn Sơn chắc hẳn mọi người, đặc biệt là các bạn yêu thơ không thể nào quên bài thơ “Côn Sơn Ca” nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Trong đó có một đoạn mà em thấy rất thích:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi lên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có trúc bóng râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Trước hết, em vô cùng ấn tượng về khung cảnh thơ mộng hữu tình của Côn Sơn qua ngòi bút giàu màu sắc hội họa của Nguyễn Trãi. Lần lượt khung cảnh của Côn Sơn với rừng thông, núi đá đã hiện ra trước mắt em khiến em say mê, thích thú:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Trong rừng có trúc bóng râm,”

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã gợi không gian yên ắng, tĩnh lặng, chỉ nghe được tiếng suối chảy rì rầm, đều đều vọng lại từ xa. Nguyễn Trãi đã sử dụng gam màu xanh làm chủ đạo: màu xanh của rêu đá rồi màu xanh cả rừng thông, trúc. Tất cả gợi nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Nghệ thuật gợi nhiều hơn tả đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, đẹp đẽ, nên thơ, có âm thanh tiếng suối, có bàn đá rêu phơi,có màu xanh bạt ngàn của rừng thông và trúc. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em lòng yêu mến, tự hào về cảnh đẹp Côn Sơn nói riêng và cảnh đẹp đất nước nói chung. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn sáng tạo nên một loạt hình ảnh so sánh khiến em rất thích:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

(…)

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm

Hình ảnh so sánh mới lạ đã gợi khung cảnh khoáng đạt, tĩnh lặng. Trong đó, em thích nhất hình ảnh so sánh: “ tiếng suối như tiếng đàn cầm”. Hình ảnh so sánh thật hay và gợi cảm gợi tả âm thanh trầm bổng, du dương của tiếng suối chảy. Hình ảnh so sánh này làm em liên tưởng đến câu thơ của Hồ Chí Minh:

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Cả hai bài đều lấy âm thanh do con người tạo ra để ví với âm thanh thiên nhiên. Cả hai bài đều là hình ảnh so sánh đẹp thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên của hai tác giả. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng đàn cầm phù hợp với tâm trạng của tác giả khi rời xa chốn triều chính về ở ẩn ở Côn Sơn còn Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối như tiếng hát xa đã gửi gắm niềm lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ Cách mạng.

Bên cạnh đó, em vô cùng yêu quý, trân trọng nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi gửi gắm qua đoạn trích. Nguyễn Trãi đã chủ động rời xa chốn quan trường đầy bon chen, danh lợi, lui về ở ẩn, vui thú cùng thiên nhiên:

“ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Chữ “nhàn” bộc lộ rõ tâm hồn trong sáng, không màng danh lợi thể hiện niềm vui được sống trong cảnh nhàn hạ. Nhưng ẩn sâu trong chữ “nhàn” ấy còn một nỗi niềm đau đáu, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước nhà. Tấm lòng tha thiết với đất nước và nhân cách trong sáng thanh cao của nhà thơ làm em cảm phục biết bao!Và em cũng rất thích tình cảm yêu mến, gắn bó chan hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi:

“ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Điệp ngữ “ta” được lặp lại năm lần, mỗi lần là một tư thế, một tâm thế khác nhau: Nghe, ngồi, nằm, ngâm. Em hình dung nhà thơ đang sống trong những giây phút thảnh thơi tận hưởng những món quà vô giá do thiên nhiên ban tặng. Đó cũng thể hiện rõ sự hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên. Với Nguyễn Trãi thiên nhiên không đơn thuần là thiên nhiên mà còn là bầu bạn của nhà thơ. Như vậy Nguyễn Trãi không chỉ có tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn là một con người có tâm hồn thi sĩ, nhân cách thanh cao.

Càng yêu thích nội dung đoạn thơ em càng yêu mến nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. Các điệp ngữ “ Côn Sơn, ta, trong”được sử dụng hiệu quả tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, êm tai của đoạn thơ. Một loạt phép so sánh mới lạ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế trong liên tưởng, tượng tượng và miêu tả của nhà thơ.

Đoạn trích đã khép lại nhưng giai điệu ngân nga của bài thơ còn mãi trong em. Em càng tự hào về đại thi hào dân tộc. Em mong được một lần đến thăm Côn Sơn để khám phá vẻ đẹp thơ mộng của Côn Sơn và đồng điệu với nỗi niềm của Nguyễn Trãi.

Côn Sơn là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước ta. Nhắc đến Côn Sơn chắc hẳn mọi người, đặc biệt là các bạn yêu thơ không thể nào quên bài thơ “Côn Sơn Ca” nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Trong đó có một đoạn mà em thấy rất thích:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi lên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có trúc bóng râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Trước hết, em vô cùng ấn tượng về khung cảnh thơ mộng hữu tình của Côn Sơn qua ngòi bút giàu màu sắc hội họa của Nguyễn Trãi. Lần lượt khung cảnh của Côn Sơn với rừng thông, núi đá đã hiện ra trước mắt em khiến em say mê, thích thú:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Trong rừng có trúc bóng râm,”

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã gợi không gian yên ắng, tĩnh lặng, chỉ nghe được tiếng suối chảy rì rầm, đều đều vọng lại từ xa. Nguyễn Trãi đã sử dụng gam màu xanh làm chủ đạo: màu xanh của rêu đá rồi màu xanh cả rừng thông, trúc. Tất cả gợi nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Nghệ thuật gợi nhiều hơn tả đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, đẹp đẽ, nên thơ, có âm thanh tiếng suối, có bàn đá rêu phơi,có màu xanh bạt ngàn của rừng thông và trúc. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em lòng yêu mến, tự hào về cảnh đẹp Côn Sơn nói riêng và cảnh đẹp đất nước nói chung. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn sáng tạo nên một loạt hình ảnh so sánh khiến em rất thích:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

(…)

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm

Hình ảnh so sánh mới lạ đã gợi khung cảnh khoáng đạt, tĩnh lặng. Trong đó, em thích nhất hình ảnh so sánh: “ tiếng suối như tiếng đàn cầm”. Hình ảnh so sánh thật hay và gợi cảm gợi tả âm thanh trầm bổng, du dương của tiếng suối chảy. Hình ảnh so sánh này làm em liên tưởng đến câu thơ của Hồ Chí Minh:

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Cả hai bài đều lấy âm thanh do con người tạo ra để ví với âm thanh thiên nhiên. Cả hai bài đều là hình ảnh so sánh đẹp thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên của hai tác giả. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng đàn cầm phù hợp với tâm trạng của tác giả khi rời xa chốn triều chính về ở ẩn ở Côn Sơn còn Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối như tiếng hát xa đã gửi gắm niềm lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ Cách mạng.

Bên cạnh đó, em vô cùng yêu quý, trân trọng nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi gửi gắm qua đoạn trích. Nguyễn Trãi đã chủ động rời xa chốn quan trường đầy bon chen, danh lợi, lui về ở ẩn, vui thú cùng thiên nhiên:

“ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Chữ “nhàn” bộc lộ rõ tâm hồn trong sáng, không màng danh lợi thể hiện niềm vui được sống trong cảnh nhàn hạ. Nhưng ẩn sâu trong chữ “nhàn” ấy còn một nỗi niềm đau đáu, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước nhà. Tấm lòng tha thiết với đất nước và nhân cách trong sáng thanh cao của nhà thơ làm em cảm phục biết bao!Và em cũng rất thích tình cảm yêu mến, gắn bó chan hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi:

“ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Điệp ngữ “ta” được lặp lại năm lần, mỗi lần là một tư thế, một tâm thế khác nhau: Nghe, ngồi, nằm, ngâm. Em hình dung nhà thơ đang sống trong những giây phút thảnh thơi tận hưởng những món quà vô giá do thiên nhiên ban tặng. Đó cũng thể hiện rõ sự hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên. Với Nguyễn Trãi thiên nhiên không đơn thuần là thiên nhiên mà còn là bầu bạn của nhà thơ. Như vậy Nguyễn Trãi không chỉ có tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn là một con người có tâm hồn thi sĩ, nhân cách thanh cao.

Càng yêu thích nội dung đoạn thơ em càng yêu mến nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. Các điệp ngữ “ Côn Sơn, ta, trong”được sử dụng hiệu quả tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, êm tai của đoạn thơ. Một loạt phép so sánh mới lạ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế trong liên tưởng, tượng tượng và miêu tả của nhà thơ.

Đoạn trích đã khép lại nhưng giai điệu ngân nga của bài thơ còn mãi trong em. Em càng tự hào về đại thi hào dân tộc. Em mong được một lần đến thăm Côn Sơn để khám phá vẻ đẹp thơ mộng của Côn Sơn và đồng điệu với nỗi niềm của Nguyễn Trãi.

Chọn tập
Bình luận