I/ Mở bài:
– Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm…).
– Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp.
II/ Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”:
– Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
– Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước…
2. Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây:
Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)… Cho VD.
3. Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng?
– Trân trọng, ghi nhớ công ơn.
– Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước…).
– Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người… Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó…
– Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.
– Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án… Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.
III/ Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ.
– Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
– Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí.
– Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.