Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về ngày 20/11

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Có phải mùa thu đã về? Vậy là mùa thu mới về. Trời bớt nóng và thơm mát. Không biết có phải là sương thu mới nhóm hay đó chỉ là sự huyền ảo của hồn tôi! Thu đến rất thiết tha, thanh quí, kín đáo mà bình dị. Ấy vậy mà thu chợt đến rồi chợt tan biến để nhường chỗ cho Đông sang.

Và ngoài kia, những cơn mưa cuối mùa vẫn lác đác rơi trong không khí lập đông se lạnh. Hàng năm, cứ đến ngày tháng này, trong lòng mỗi chúng ta đều như trỗi dậy nỗi niềm của tuổi học trò với một thoáng ngẩn ngơ như sự hoài niệm của một dòng sông quay đầu tìm về nguồn suối với cõi lòng tri ân da diết.

Và bao mùa thu qua, bao mùa hè đến, không còn ai đếm nổi từ cổng trường, bao thế hệ học sinh đã trưởng thành và giữ vị trí quan trọng trong xã hội.

Chỉ riêng người Thầy vẫn ở lại, vẫn âm thầm hi sinh cống hiến đời mình cho sự nghiệp giáo dục cho thế hệ tương lai. Tâm tình của người Thầy như nước sông cuồn cuộn trào dâng, chảy mãi không thôi. Nó đã để lại trong lòng mỗi người niềm tôn kính sâu xa…

Trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng cắp sách đến trường, hồn nhiên, vui chơi, thoắt khóc lại thoắt cười, thoắt giận rồi thoắt chơi, trong sáng như trang giấy, hồn nhiên lớn lên trong vòng tay cần mẫn, nâng niu của Cô, trong lời dạy ngọt ngào ấm áp của Thầy. Nay chúng ta là giáo viên lại càng thấm thía hơn tâm tình cao quý mà người Thầy dành cho học sinh của mình.

Nhớ lại những ngày đầu giải phóng tôi hãy còn rất trẻ, với biết bao ước mơ hoài bão ấp ủ của người Thầy, tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm khi được phân công, tôi đã trải qua 5 lần thuyên chuyển với nhiều cương vị khác nhau và trụ lại ở ngôi trường chưa xinh đẹp như hôm nay để rồi lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân của mình hầu góp phần đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Dù biết rằng chọn nghề sư phạm và làm Cán bộ quản lý là chấp nhận nhiều khó khăn, thách thức cho bản thân và gia đình vì cuộc sống luôn đòi hỏi người quản lý phải mẫu mực – khiêm tốn và vượt hơn thế nữa. Đó là giữ được sự đúng mực trong mối quan hệ với đồng nghiệp – với phụ huynh – với học sinh – mà các ngành nghề khác không dễ gì làm được. Người cán bộ quản lý phải luôn là tấm gương phản chiếu ánh sáng của chân lý, tri thức và sự hiểu biết tinh tế về cuộc sống. Tôi luôn tự xác định cho mình là “Phải tận lực hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý dù ở bất cứ hoàn cảnh nào”. Và chính sự nhận thức đó đã giúp tôi vượt qua được sự cám dỗ của đời thường, dù mức lương nhà giáo còn khiêm tốn nhưng người cán bộ quản lý không nên so đo hơn thiệt với các ngành nghề khác, quận khác để tự vươn lên, đứng vững với tâm niệm “Tất cả vì học sinh thân yêu” và lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tôi luôn xây dựng và giữ vững sự đoàn kết ở từng ngôi trường đã đi qua, xem đó là mái ấm thứ hai của mình và chính tình yêu thương sâu sắc của người lãnh đạo đã tác động đến hàng ngàn học sinh làm cho các em luôn tự tin và tự hào về ngôi trường của mình, về mảnh đất mà mình đang sống để có động cơ tốt trong học tập.

Tôi bỗng chợt nhớ đến những dòng cảm nghĩ sau đây của LAKSHMI “Mục tiêu của Giáo Dục không phải là cách dạy để kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn của con ngươi vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.” “Trường học là không gian sư phạm là ngôi đền của sự sáng tạo. Bước qua cổng trường, những học trò thấy như mình vào thế giới khác, tâm trí lắng lại, mọi chuyện pha tạp của phố xá, và thấy trội lên năng lực của suy nghĩ, tiếp nhận, sáng tạo, mọi thứ tình cảm trong sáng, hồn nhiên, thơi thới tràn ngập trong lòng. Cảnh sắc của trường phải tạo được các tác dụng đó: lối kiến trúc, khoảng rộng của sân, khoảng sâu của bóng cây râm mát, sự ngăn nắp, sạch sẽ, nề nếp quy cũ… cộng hưởng với nhau mà tạo thành”.( ý của Vũ Quần Phương)

Chúng tôi, những người mang trọng trách xã hội được sống trong không gian rất đỗi hạnh phúc, rất đỗi tự hào về nghề mà mình đã chọn và đã đi đến kỳ cùng. Với tôi, đã hơn 33 năm gắn bó đời mình với sự nghiệp giáo dục, nay chỉ còn một khoảng thơi gian ngắn ngủi nữa thôi tôi sẽ giã từ cuộc lữ hành giáo dục nhưng ngọn lửa nhiệt tình trong tôi vẫn luôn cháy sáng. Và khi rời ngành, tôi hết sức an tâm vì đội ngũ kế cận được các cấp lãnh đạo quan tâm, bồi dưỡng để sẵn sàng đảm đương trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, với lời nhắn nhủ “làm Thầy phải có tâm, làm Cán bộ quản lý phải có tầm nhìn và trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhận”.

Có phải mùa thu đã về? Vậy là mùa thu mới về. Trời bớt nóng và thơm mát. Không biết có phải là sương thu mới nhóm hay đó chỉ là sự huyền ảo của hồn tôi! Thu đến rất thiết tha, thanh quí, kín đáo mà bình dị. Ấy vậy mà thu chợt đến rồi chợt tan biến để nhường chỗ cho Đông sang.

Và ngoài kia, những cơn mưa cuối mùa vẫn lác đác rơi trong không khí lập đông se lạnh. Hàng năm, cứ đến ngày tháng này, trong lòng mỗi chúng ta đều như trỗi dậy nỗi niềm của tuổi học trò với một thoáng ngẩn ngơ như sự hoài niệm của một dòng sông quay đầu tìm về nguồn suối với cõi lòng tri ân da diết.

Và bao mùa thu qua, bao mùa hè đến, không còn ai đếm nổi từ cổng trường, bao thế hệ học sinh đã trưởng thành và giữ vị trí quan trọng trong xã hội.

Chỉ riêng người Thầy vẫn ở lại, vẫn âm thầm hi sinh cống hiến đời mình cho sự nghiệp giáo dục cho thế hệ tương lai. Tâm tình của người Thầy như nước sông cuồn cuộn trào dâng, chảy mãi không thôi. Nó đã để lại trong lòng mỗi người niềm tôn kính sâu xa…

Trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng cắp sách đến trường, hồn nhiên, vui chơi, thoắt khóc lại thoắt cười, thoắt giận rồi thoắt chơi, trong sáng như trang giấy, hồn nhiên lớn lên trong vòng tay cần mẫn, nâng niu của Cô, trong lời dạy ngọt ngào ấm áp của Thầy. Nay chúng ta là giáo viên lại càng thấm thía hơn tâm tình cao quý mà người Thầy dành cho học sinh của mình.

Nhớ lại những ngày đầu giải phóng tôi hãy còn rất trẻ, với biết bao ước mơ hoài bão ấp ủ của người Thầy, tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm khi được phân công, tôi đã trải qua 5 lần thuyên chuyển với nhiều cương vị khác nhau và trụ lại ở ngôi trường chưa xinh đẹp như hôm nay để rồi lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân của mình hầu góp phần đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Dù biết rằng chọn nghề sư phạm và làm Cán bộ quản lý là chấp nhận nhiều khó khăn, thách thức cho bản thân và gia đình vì cuộc sống luôn đòi hỏi người quản lý phải mẫu mực – khiêm tốn và vượt hơn thế nữa. Đó là giữ được sự đúng mực trong mối quan hệ với đồng nghiệp – với phụ huynh – với học sinh – mà các ngành nghề khác không dễ gì làm được. Người cán bộ quản lý phải luôn là tấm gương phản chiếu ánh sáng của chân lý, tri thức và sự hiểu biết tinh tế về cuộc sống. Tôi luôn tự xác định cho mình là “Phải tận lực hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý dù ở bất cứ hoàn cảnh nào”. Và chính sự nhận thức đó đã giúp tôi vượt qua được sự cám dỗ của đời thường, dù mức lương nhà giáo còn khiêm tốn nhưng người cán bộ quản lý không nên so đo hơn thiệt với các ngành nghề khác, quận khác để tự vươn lên, đứng vững với tâm niệm “Tất cả vì học sinh thân yêu” và lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tôi luôn xây dựng và giữ vững sự đoàn kết ở từng ngôi trường đã đi qua, xem đó là mái ấm thứ hai của mình và chính tình yêu thương sâu sắc của người lãnh đạo đã tác động đến hàng ngàn học sinh làm cho các em luôn tự tin và tự hào về ngôi trường của mình, về mảnh đất mà mình đang sống để có động cơ tốt trong học tập.

Tôi bỗng chợt nhớ đến những dòng cảm nghĩ sau đây của LAKSHMI “Mục tiêu của Giáo Dục không phải là cách dạy để kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn của con ngươi vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.” “Trường học là không gian sư phạm là ngôi đền của sự sáng tạo. Bước qua cổng trường, những học trò thấy như mình vào thế giới khác, tâm trí lắng lại, mọi chuyện pha tạp của phố xá, và thấy trội lên năng lực của suy nghĩ, tiếp nhận, sáng tạo, mọi thứ tình cảm trong sáng, hồn nhiên, thơi thới tràn ngập trong lòng. Cảnh sắc của trường phải tạo được các tác dụng đó: lối kiến trúc, khoảng rộng của sân, khoảng sâu của bóng cây râm mát, sự ngăn nắp, sạch sẽ, nề nếp quy cũ… cộng hưởng với nhau mà tạo thành”.( ý của Vũ Quần Phương)

Chúng tôi, những người mang trọng trách xã hội được sống trong không gian rất đỗi hạnh phúc, rất đỗi tự hào về nghề mà mình đã chọn và đã đi đến kỳ cùng. Với tôi, đã hơn 33 năm gắn bó đời mình với sự nghiệp giáo dục, nay chỉ còn một khoảng thơi gian ngắn ngủi nữa thôi tôi sẽ giã từ cuộc lữ hành giáo dục nhưng ngọn lửa nhiệt tình trong tôi vẫn luôn cháy sáng. Và khi rời ngành, tôi hết sức an tâm vì đội ngũ kế cận được các cấp lãnh đạo quan tâm, bồi dưỡng để sẵn sàng đảm đương trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, với lời nhắn nhủ “làm Thầy phải có tâm, làm Cán bộ quản lý phải có tầm nhìn và trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhận”.

Chọn tập
Bình luận
× sticky