Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nỗi buồn man mác, niềm xót thương, nỗi giận hờn cứ quấn quít hồn ta. Nhiều lúc ta tự hỏi: Mình giận hay mình thương Mị Châu trong truyền thuyết? – Nhưng ta lại không thể trả lời được, và hai nỗi niềm ấy cứ hoà quyện vào nhau để trở thành một nỗi xót xa cho cơ đồ Âu Lạc, cho Mị Châu nhẹ dạ cả tin.

Mị Châu vừa đáng thương, vừa đáng trách

Ta trách nàng đã cho Trọng Thủy xem nỏ thần – một bí mật của quốc gia khiến cho giang sơn chìm trong bể máu. Ta thương nàng vì nàng quá ngây thơ, trong trắng, thủy chung đã bị người lừa dối, dẫn tới lỗi lầm.

Mị Châu sẽ duyên cùng Trọng|Thủy vì lợi ích của hai tổ quốc, vì muốn cho muôn dân được sống hòa bình, hơn nữa Mị Châu cũng rất yêu Trọng Thủy. Điều đáng thương cho Mị Châu là đằng sau cuộc tình duyên ấy là một âm mưu đã được sắp đặt, nàng quá ngây thơ không hề biết được âm mưu của kẻ thù.

Mị Châu là một bông hoa trắng trong, tinh khiết, nàng ít phải va chạm với sóng gió của đời. Với một niềm tin yêu ngây thơ, Mị Châu đã cho Trọng Thũy biết nơi để chiêc nỏ thần không hề ngại ngần, do dự. Điều đáng trách là nàng không hề biết cảnh giác với âm mưu của giặc Trọng Thủy trước khi xa nàng đã lộ ra nhiều chi tiết đáng ngờ, thế mà Mị Châu vẫn không để ý tới.

Trọng Thủy tuy rất yêu nàng nhưng phải thực hiện ý đồ đen tối của cha. Vì để thực hiện chữ hiếu một cách mù quáng mà Trọng Thủy đã lừa gạt người yêu của mình.

Việc dại khờ của Mị Châu đã dẫn tới việc mất nước và khi nước đã mất rồi thì tình yêu cũng tan vỡ. Trọng Thủy sau khi đã lấy xong nước Âu Lạc có theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu nhưng Trọng Thủy càng đuổi gần nàng tức là càng xa nàng.

Ta thương Mị Châu bởi, nàng là một cô gái trắng trong, chung thủy, có tình yêu thiết tha, đằm thắm. Ta giận Mị Châu ở lòng nhẹ dạ, cả tin để cho kẻ thù lừa dối khiến cho đất nước tan hoang, gia đình tan nát.

Mị Châu chết rồi, nhưng ta tin rằng những lỗi lầm của nàng, những niềm oán hận của nàng đã được minh oan. Loa Thành còn đó, giếng nước trong như ngọc còn đó. Người đời sau nói rằng: lấy ngọc trai ở biển Đông về rửa ở giếng Cổ Loa thì ngọc sáng hơn lên.

Ngọc trai sáng hơn lên tức là tấm lòng thủy chung trong trắng của Mị Châu sáng lên trước âm mưu đen tối của kẻ thù. Cuộc đời Mị Châu là một bài học cho chúng ta. Nghĩ về Mị Châu, nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sầu?

Nỗi buồn man mác, niềm xót thương, nỗi giận hờn cứ quấn quít hồn ta. Nhiều lúc ta tự hỏi: Mình giận hay mình thương Mị Châu trong truyền thuyết? – Nhưng ta lại không thể trả lời được, và hai nỗi niềm ấy cứ hoà quyện vào nhau để trở thành một nỗi xót xa cho cơ đồ Âu Lạc, cho Mị Châu nhẹ dạ cả tin.

Mị Châu vừa đáng thương, vừa đáng trách

Ta trách nàng đã cho Trọng Thủy xem nỏ thần – một bí mật của quốc gia khiến cho giang sơn chìm trong bể máu. Ta thương nàng vì nàng quá ngây thơ, trong trắng, thủy chung đã bị người lừa dối, dẫn tới lỗi lầm.

Mị Châu sẽ duyên cùng Trọng|Thủy vì lợi ích của hai tổ quốc, vì muốn cho muôn dân được sống hòa bình, hơn nữa Mị Châu cũng rất yêu Trọng Thủy. Điều đáng thương cho Mị Châu là đằng sau cuộc tình duyên ấy là một âm mưu đã được sắp đặt, nàng quá ngây thơ không hề biết được âm mưu của kẻ thù.

Mị Châu là một bông hoa trắng trong, tinh khiết, nàng ít phải va chạm với sóng gió của đời. Với một niềm tin yêu ngây thơ, Mị Châu đã cho Trọng Thũy biết nơi để chiêc nỏ thần không hề ngại ngần, do dự. Điều đáng trách là nàng không hề biết cảnh giác với âm mưu của giặc Trọng Thủy trước khi xa nàng đã lộ ra nhiều chi tiết đáng ngờ, thế mà Mị Châu vẫn không để ý tới.

Trọng Thủy tuy rất yêu nàng nhưng phải thực hiện ý đồ đen tối của cha. Vì để thực hiện chữ hiếu một cách mù quáng mà Trọng Thủy đã lừa gạt người yêu của mình.

Việc dại khờ của Mị Châu đã dẫn tới việc mất nước và khi nước đã mất rồi thì tình yêu cũng tan vỡ. Trọng Thủy sau khi đã lấy xong nước Âu Lạc có theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu nhưng Trọng Thủy càng đuổi gần nàng tức là càng xa nàng.

Ta thương Mị Châu bởi, nàng là một cô gái trắng trong, chung thủy, có tình yêu thiết tha, đằm thắm. Ta giận Mị Châu ở lòng nhẹ dạ, cả tin để cho kẻ thù lừa dối khiến cho đất nước tan hoang, gia đình tan nát.

Mị Châu chết rồi, nhưng ta tin rằng những lỗi lầm của nàng, những niềm oán hận của nàng đã được minh oan. Loa Thành còn đó, giếng nước trong như ngọc còn đó. Người đời sau nói rằng: lấy ngọc trai ở biển Đông về rửa ở giếng Cổ Loa thì ngọc sáng hơn lên.

Ngọc trai sáng hơn lên tức là tấm lòng thủy chung trong trắng của Mị Châu sáng lên trước âm mưu đen tối của kẻ thù. Cuộc đời Mị Châu là một bài học cho chúng ta. Nghĩ về Mị Châu, nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sầu?

Chọn tập
Bình luận