Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Cảm nghĩ về một thứ quà của lúa non: Cốm

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Mở bài:

Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau. Thạch Lam – 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc “Hà Nội băm sáu phố phường” . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích ” Một… cốm” được coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của Hà nội, của dân tộc Việt Nam ta.

2.Thân bài:

* Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng

– Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm -1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra được cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ “sự nhuần thấm…bát ngát xanh”.

+ Nguyên liệu làm ra cốm được hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là “1 giọt sữa trắng…hoa cỏ”.

+ Nhà văn Thạch Lam đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang được thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.

+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả không quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự “trân trọng, bí mật…đời khác”. Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:”cốm Vòng ngon nổi tiếng…rất riêng biệt”. Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)

– Nhà văn Thạch Lam đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng bằng tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy được cốm Vòng là”thức dâng của những…nội cỏ An Nam”.

* Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng

– Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa được bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như “hồng cốm tốt đôi” vậy.

– Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo”Màu xanh non của cốm…ngọc lựu già”. Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người Việt Nam ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: “ăn cốm không thể ăn vội vàng…ngẫm nghĩ”. Có như thế mới thưởng thức hết được hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận được “Trời sinh ra lá sen…lá sen.

– Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay.

* Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết. Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi chúng ta như được mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương.

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của bản thân

Cảm ơn nhà văn Thạch Lam qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá của HN, giúp ta hiểu được nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta.

Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau. Thạch Lam – 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc “Hà Nội băm sáu phố phường” . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích ” Một… cốm” được coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của Hà nội, của dân tộc Việt Nam ta.

* Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng

– Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm -1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra được cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ “sự nhuần thấm…bát ngát xanh”.

+ Nguyên liệu làm ra cốm được hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là “1 giọt sữa trắng…hoa cỏ”.

+ Nhà văn Thạch Lam đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang được thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.

+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả không quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự “trân trọng, bí mật…đời khác”. Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:”cốm Vòng ngon nổi tiếng…rất riêng biệt”. Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)

– Nhà văn Thạch Lam đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng bằng tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy được cốm Vòng là”thức dâng của những…nội cỏ An Nam”.

* Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng

– Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa được bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như “hồng cốm tốt đôi” vậy.

– Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo”Màu xanh non của cốm…ngọc lựu già”. Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người Việt Nam ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: “ăn cốm không thể ăn vội vàng…ngẫm nghĩ”. Có như thế mới thưởng thức hết được hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận được “Trời sinh ra lá sen…lá sen.

– Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay.

* Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết. Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi chúng ta như được mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương.

Cảm nghĩ của bản thân

Cảm ơn nhà văn Thạch Lam qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá của HN, giúp ta hiểu được nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta.

Chọn tập
Bình luận