Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Bạn hãy kể một câu chuyện có nội dung như câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Những lời của người con gái thốt lên ở trên đối với người yêu quả thật đáng khen vì đã làm tròn bổn phận con cái cũng như giữ gì được danh giá cho gia đình đối với cha mẹ, đó cũng là cách báo đền kính hiếu cha mẹ vậy.

Việc kính hiếu đối với cha mẹ từ xưa đến nay rất nhiều, riêng đối với Đức Khổng Tử chú trọng dạy con người, trước nhứt phải đạt được chữ Nhân nghĩa là con người phải có lòng thành thật, nhân hậu đối với những người thân cận chung quanh mình, ví như cha mẹ, anh chị em, rồi kế đến họ hàng thân tộc, bạn bè, sau cùng là trong thiên hạ. Nếu đối với cha mẹ mà chúng ta không biết kính hiếu, đối với với anh chị em không thuận hòa thì không thể nói đó là người có lòng nhân và thành thật được. Đối với cha mẹ, chúng ta phải thương và kính, bởi vì : thương mà không kính, thì không thể gọi là hiếu đạo được. Sách Luận Ngữ, Vi Chính II, kể lại câu chuyện như sau : Một hôm người học trò Tử Du hỏi Khổng Tử về chữ Hiếu. Khổng Tử đáp : Có người nói Hiếu là nuôi dưỡng cha mẹ, nhưng nếu nuôi mà không Kính, thì có khác gì nuôi súc vật, lấy gì để phân biệt. Như vậy, nuôi dưỡng cha mẹ phải cung kính, dầu ăn cơm hẩm, uống nước lã, nhưng cha mẹ vẫn vui lòng. Lúc cha mẹ còn sanh tiền, con nên sống gần gũi cha mẹ để săn sóc lo ăn uống cũng như thuốc thang mỗi khi cha em đau ốm, cho nên con không được đi xa, bởi câu : “Phụ mẫu tồn, tử bất khả viễn du” (Cha mẹ còn, con không được đi xa). Ngoài ra, trong thành ngữ cũng có câu : “Con đâu, cha mẹ đó”. Trường hợp con bắt buộc phải đi xa, thì nên cho cha mẹ biết thời gian, nơi chốn rõ ràng để cha mẹ an tâm, khỏi trông lo, bởi câu : “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận Ngữ, Lý Nhân IV). Việc hiếu đạo tức phải có Lễ Nghĩa. Lễ là theo cái Lý phải. Nghĩa la theo cái Đức phải. Nói rõ hơn, việc kính hiếu cha mẹ không có nghĩa là lúc nào cha mẹ làm điều sai trái, người con cũng phải nghe theo. Nhưng bổn phận con phải biết ngăn cản cha mẹ làm việc sai trái, xấu xa, nếu cha mẹ cứ khư khư tiếp tục làm sai trái không nghe theo, thì bổn phận con phải lựa lời nhã nhặn, từ tốn ôn hòa, rồi từ từ phân tách lẽ phải trái, bẩm thưa nhiều lần, để ngỏ hầu cha mẹ biết kịp mà tránh. Do vậy, nếu cha mẹ biểu làm điều sai trái, xấu xa mà con cứ nhắm mắt làm theo ý cha mẹ, thì con cũng phạm tội bất hiếu như thường : “Phụ hữu trách tử tức thân bất hảm ư bất nghĩa, đương bất nghĩa tắc trách chi. Tùng phụ lệnh an đắc vi hiếu”. Vì thế, con luôn luôn phải biết giữ gìn danh giá, tiết nghĩa cho cha mẹ, bằng cách nghe lời dạy bảo những điều hay lẽ phải của cha mẹ và cản ngăn cha mẹ làm những điều sai trái, xấu xa, như vậy con mới được xem là giữ tròn hiếu đạo. Ngoài ra, con có hiếu còn phải tiếp nối chí khí, hành động, việc làm tốt của cha mẹ đã làm, chứ đừng nhắm mắt làm càn, không chịu suy nghĩ tận tường : “Phù hiếu giả thiện kế nhân chi chí, thiện thuật nhân chi sự giả gia” (Trung Dung). Khi cha mẹ mãn phần, Đức Không Tử cũng dặn dò người con nên chú trọng đến việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. Hơn nữa, con có hiếu là người còn phải kết kính trọng những người mà cha mẹ tôn trọng và yêu thương những người mà cha mẹ mến thương nữa. Do vậy, người con trước sau phải một lòng tôn kính, thương tưởng cha mẹ khi còn sanh tiền hay đã mất : “Kính kỳ sở tồn, ái kỳ sở thân, sự tử như sanh, sự vong như sự tồn (Trung Dung).. Một người con có hiếu, còn phải biết đến tuổi thọ của cha mẹ để hân hoan vui mừng khi thấy hằng năm cha mẹ tăng thêm một tuổi thọ, được sống lâu với con cháu và lo âu khi thấy sức khỏe cha mẹ càng ngày càng già yếu. Đến khi cha mẹ quá vãng, người con kính hiếu cha mẹ cũng nên nhớ ngày giổ kỵ để cúng kiến cho cha mẹ thật cho đáo. Trên đây, là những đơn cử, trích dẫn về quan niệm chữ hiếu đối với cha mẹ do Đức Khổng Phu Tử đề ra.

Gương kính hiếu cha mẹ rất nhiều trong sách vở như : Nhị Thập Tứ Hiếu, Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên…Đặc biệt, trong Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh Tử) cũng có nói về vua Thuấn là người con chí hiếu, đáng cho chúng ta suy ngẫm. Vạn Chương, đệ tử của Mạnh Tử, có hỏi Mạnh Tử: Không hiểu tại sao khi ông Thuấn còn cày ruộng tại núi Lịch , thường ngó lên trời mà kêu gào khóc lóc như vậy? Mạnh Tử đáp : Ông Thuấn có lòng thán oán và luyến mộ. Phàm làm con, được cha mẹ có thương thì con vui mừng và chẳng hề quên ơn cha mẹ. Nhưng cha mẹ có ghét thì người con làm lụng cực nhọc cha mẹ và chẳng hề than oán. Vậy, tại sao ông Thuấn thán oán cha mẹ? Ông Công Minh Cao (môn đệ của Tăng Tử) cho rằng : tấm lòng của người con hiếu thảo chưa dứt sầu khổ nếu chẳng được tình thương của cha mẹ, cho nên ông Thuấn mới than! Ta đem hết sức mình ra cày ruộng, đó chẳng qua là làm tròn bổn phận làm con mà thôi, còn cha mẹ chẳng thương ta, ta có lỗi ở chỗ nào? Trong khi ông Thuấn làm lụng vất vả ở giữa đồng ruộng, nơi núi Lịch, thì vua Nghiêu sai con mình 9 trai 2 gái và bá quan phụng sự ông Thuấn, rồi lại cấp cho đủ thứ như bò trừu, kho lẫm. Kế đến, các nhà trí thức trong thiên hạ lại kéo nhau theo ông Thuấn rất đông, thế rồi ban đầu vua Nghiêu lập ông Thuấn lên cai trị với vua Nghiêu, để về sau nhường ngôi lại cho ông. Ông Thuấn dầu được cầm quyền nhiếp chánh và làm vua, nhưng vì chẳng được hòa thuận với cha mẹ, ông Thuấn tự coi mình như kẻ khốn khổ chẳng biết nương tựa vào ai. Ông Thuấn được các nhà trí thức trong thiên hạ hoan nghinh và quí phục, đó là ý muốn của mọi người, thế mà ông Thuấn chẳng đủ giải mối ưu sầu của ông. Hơn nữa, ông Thuấn lại còn được người đẹp hầu hạ bên ông, đó là sở dục của mọi người, sự giàu có bậc nhứt là làm thiên tử gồm cả thiên hạ mà chẳng đủ giải mối ưu sầu của ông. Duy chỉ có sự hoà thuận với cha mẹ mớí có thể giải được mối ưu sầu này. Bực đại hiếu trọn đời lúc nào cũng luyến mộ cha mẹ như lúc còn ấu thơ, chỉ thấy gương ở vua đại Thuấn mà thôi.

Một hôm về thăm nhà, cha mẹ sai sửa lẫm lúa, khi ông ở trên nóc nhà bị rút cây thang, rồi cha là ông Cổ Tẩu liền đốt lẫm lúa, ông Thuấn nhờ cặp nách hai cái sàng tre mà bay xuống được bình an. Một lần khác, cha mẹ lại sai ông đào giếng, khi ông đào tới đáy giếng, thì ông cũng bị ông Cổ Tẩu cùng với ông Tượng là em cùng cha khác mẹ liền lấp đất lại. Nhưng ông Thuấn đã đào sẵn một đường ngách để phòng thủ, cho nên ông theo đường ngách để lên khỏi giếng. Tưởng rằng, ông Thuấn đã chết, ông Tượng bèn hô lên : “Mưu lấp giếng để chôn sống vị đô quân (ông Thuấn được thay quyền vua tại đô thành) hoàn toàn do nơi công của ta. Từ đấy bò và trừu của anh Thuấn, ta sẽ giao cho cha mẹ ta, kho lẫm của anh sẽ thuộc về ta, đồ binh khí như can và qua về phần ta, đờn cầm, cây cung có chạm cũng về ta, hai bà chị dâu sẽ dọn giường cho ta… Rồi ông Tượng bèn đi vào cung vua, thì thấy ông Thuấn đang ngồi trên giường mà khải đờn cầm, khi đó vua Thuấn nói : này bá quan và thứ dân của anh, anh sẽ giao cho em cai trị giúp anh, khi đó ông Tượng mới xấu hổ thẹn đỏ cả mặt.

Ngoài ra, chỗ chí hiếu của người con như ông Thuấn không chỉ lớn bằng làm cho cha mẹ được tôn trọng, mà còn cha mẹ được hưởng nhiều hoa lợi, bởi vì ông Thuấn được làm vua, đương nhiên ông Cổ Tẩu là cha của thiên tử tức là ông Thuấn đã làm cho cha mẹ được tôn trọng, cao quý vậy và đem hoa lợi trong thiên hạ để phụng dưỡng cha mẹ. Đó chính là ông Thuấn đã dày công báo đáp ơn sanh dưỡng của cha mẹ.

Nếu cha mẹ vì nghèo khó mà khinh khi hoặc đôi khi buông lời trách phiền cha mẹ không cho tiền của để chúng ta có được sống sung sướng suốt đời… Chúng ta đừng quên rằng : “Không có cha mẹ sanh thành thành dưỡng dục thì không có chúng ta trên cõi đời này” để rồi không lo kính hiếu cha mẹ, đôi khi chúng ta giàu có lại hành động bất kính hiếu đối với cha mẹ lúc tuổi già, vì tập tánh : “Con đóng khố, bố cỡi truồng” (thành ngữ) thì tội nghiệp cho cha mẹ vô cùng. Bởi vậy, một khi chúng ta đã trở thành bậc làm cha mẹ, mới hiểu được công ơn cha mẹ, đúng với câu : Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân (Đức Khổng Tử) tức nuôi con mới biết được công ơn của cha mẹ.

Và một khi chúng ta mất dịp kính hiếu với cha mẹ, thì sẽ phải hối hận như thầy Tử Lộ, bởi vì khi thầy Tử Lộ đã thành công trong sự nghiệp, muốn nuôi dưỡng thì cha mẹ không còn nữa, cho nên khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải tận lực phụng dưỡng cha mẹ, thì mới có ý nghĩa đáng quý và khi cha mẹ theo ông bà, phải có bổn phận lo mồ mả, cúng kiến để vong linh cha mẹ được sớm vãng sanh về cảnh giới an lành.

Đó là bổn phận của người con đối với cha mẹ phải biết kính hiếu thật đúng nghĩa vậy.

Những lời của người con gái thốt lên ở trên đối với người yêu quả thật đáng khen vì đã làm tròn bổn phận con cái cũng như giữ gì được danh giá cho gia đình đối với cha mẹ, đó cũng là cách báo đền kính hiếu cha mẹ vậy.

Việc kính hiếu đối với cha mẹ từ xưa đến nay rất nhiều, riêng đối với Đức Khổng Tử chú trọng dạy con người, trước nhứt phải đạt được chữ Nhân nghĩa là con người phải có lòng thành thật, nhân hậu đối với những người thân cận chung quanh mình, ví như cha mẹ, anh chị em, rồi kế đến họ hàng thân tộc, bạn bè, sau cùng là trong thiên hạ. Nếu đối với cha mẹ mà chúng ta không biết kính hiếu, đối với với anh chị em không thuận hòa thì không thể nói đó là người có lòng nhân và thành thật được. Đối với cha mẹ, chúng ta phải thương và kính, bởi vì : thương mà không kính, thì không thể gọi là hiếu đạo được. Sách Luận Ngữ, Vi Chính II, kể lại câu chuyện như sau : Một hôm người học trò Tử Du hỏi Khổng Tử về chữ Hiếu. Khổng Tử đáp : Có người nói Hiếu là nuôi dưỡng cha mẹ, nhưng nếu nuôi mà không Kính, thì có khác gì nuôi súc vật, lấy gì để phân biệt. Như vậy, nuôi dưỡng cha mẹ phải cung kính, dầu ăn cơm hẩm, uống nước lã, nhưng cha mẹ vẫn vui lòng. Lúc cha mẹ còn sanh tiền, con nên sống gần gũi cha mẹ để săn sóc lo ăn uống cũng như thuốc thang mỗi khi cha em đau ốm, cho nên con không được đi xa, bởi câu : “Phụ mẫu tồn, tử bất khả viễn du” (Cha mẹ còn, con không được đi xa). Ngoài ra, trong thành ngữ cũng có câu : “Con đâu, cha mẹ đó”. Trường hợp con bắt buộc phải đi xa, thì nên cho cha mẹ biết thời gian, nơi chốn rõ ràng để cha mẹ an tâm, khỏi trông lo, bởi câu : “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận Ngữ, Lý Nhân IV). Việc hiếu đạo tức phải có Lễ Nghĩa. Lễ là theo cái Lý phải. Nghĩa la theo cái Đức phải. Nói rõ hơn, việc kính hiếu cha mẹ không có nghĩa là lúc nào cha mẹ làm điều sai trái, người con cũng phải nghe theo. Nhưng bổn phận con phải biết ngăn cản cha mẹ làm việc sai trái, xấu xa, nếu cha mẹ cứ khư khư tiếp tục làm sai trái không nghe theo, thì bổn phận con phải lựa lời nhã nhặn, từ tốn ôn hòa, rồi từ từ phân tách lẽ phải trái, bẩm thưa nhiều lần, để ngỏ hầu cha mẹ biết kịp mà tránh. Do vậy, nếu cha mẹ biểu làm điều sai trái, xấu xa mà con cứ nhắm mắt làm theo ý cha mẹ, thì con cũng phạm tội bất hiếu như thường : “Phụ hữu trách tử tức thân bất hảm ư bất nghĩa, đương bất nghĩa tắc trách chi. Tùng phụ lệnh an đắc vi hiếu”. Vì thế, con luôn luôn phải biết giữ gìn danh giá, tiết nghĩa cho cha mẹ, bằng cách nghe lời dạy bảo những điều hay lẽ phải của cha mẹ và cản ngăn cha mẹ làm những điều sai trái, xấu xa, như vậy con mới được xem là giữ tròn hiếu đạo. Ngoài ra, con có hiếu còn phải tiếp nối chí khí, hành động, việc làm tốt của cha mẹ đã làm, chứ đừng nhắm mắt làm càn, không chịu suy nghĩ tận tường : “Phù hiếu giả thiện kế nhân chi chí, thiện thuật nhân chi sự giả gia” (Trung Dung). Khi cha mẹ mãn phần, Đức Không Tử cũng dặn dò người con nên chú trọng đến việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. Hơn nữa, con có hiếu là người còn phải kết kính trọng những người mà cha mẹ tôn trọng và yêu thương những người mà cha mẹ mến thương nữa. Do vậy, người con trước sau phải một lòng tôn kính, thương tưởng cha mẹ khi còn sanh tiền hay đã mất : “Kính kỳ sở tồn, ái kỳ sở thân, sự tử như sanh, sự vong như sự tồn (Trung Dung).. Một người con có hiếu, còn phải biết đến tuổi thọ của cha mẹ để hân hoan vui mừng khi thấy hằng năm cha mẹ tăng thêm một tuổi thọ, được sống lâu với con cháu và lo âu khi thấy sức khỏe cha mẹ càng ngày càng già yếu. Đến khi cha mẹ quá vãng, người con kính hiếu cha mẹ cũng nên nhớ ngày giổ kỵ để cúng kiến cho cha mẹ thật cho đáo. Trên đây, là những đơn cử, trích dẫn về quan niệm chữ hiếu đối với cha mẹ do Đức Khổng Phu Tử đề ra.

Gương kính hiếu cha mẹ rất nhiều trong sách vở như : Nhị Thập Tứ Hiếu, Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên…Đặc biệt, trong Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh Tử) cũng có nói về vua Thuấn là người con chí hiếu, đáng cho chúng ta suy ngẫm. Vạn Chương, đệ tử của Mạnh Tử, có hỏi Mạnh Tử: Không hiểu tại sao khi ông Thuấn còn cày ruộng tại núi Lịch , thường ngó lên trời mà kêu gào khóc lóc như vậy? Mạnh Tử đáp : Ông Thuấn có lòng thán oán và luyến mộ. Phàm làm con, được cha mẹ có thương thì con vui mừng và chẳng hề quên ơn cha mẹ. Nhưng cha mẹ có ghét thì người con làm lụng cực nhọc cha mẹ và chẳng hề than oán. Vậy, tại sao ông Thuấn thán oán cha mẹ? Ông Công Minh Cao (môn đệ của Tăng Tử) cho rằng : tấm lòng của người con hiếu thảo chưa dứt sầu khổ nếu chẳng được tình thương của cha mẹ, cho nên ông Thuấn mới than! Ta đem hết sức mình ra cày ruộng, đó chẳng qua là làm tròn bổn phận làm con mà thôi, còn cha mẹ chẳng thương ta, ta có lỗi ở chỗ nào? Trong khi ông Thuấn làm lụng vất vả ở giữa đồng ruộng, nơi núi Lịch, thì vua Nghiêu sai con mình 9 trai 2 gái và bá quan phụng sự ông Thuấn, rồi lại cấp cho đủ thứ như bò trừu, kho lẫm. Kế đến, các nhà trí thức trong thiên hạ lại kéo nhau theo ông Thuấn rất đông, thế rồi ban đầu vua Nghiêu lập ông Thuấn lên cai trị với vua Nghiêu, để về sau nhường ngôi lại cho ông. Ông Thuấn dầu được cầm quyền nhiếp chánh và làm vua, nhưng vì chẳng được hòa thuận với cha mẹ, ông Thuấn tự coi mình như kẻ khốn khổ chẳng biết nương tựa vào ai. Ông Thuấn được các nhà trí thức trong thiên hạ hoan nghinh và quí phục, đó là ý muốn của mọi người, thế mà ông Thuấn chẳng đủ giải mối ưu sầu của ông. Hơn nữa, ông Thuấn lại còn được người đẹp hầu hạ bên ông, đó là sở dục của mọi người, sự giàu có bậc nhứt là làm thiên tử gồm cả thiên hạ mà chẳng đủ giải mối ưu sầu của ông. Duy chỉ có sự hoà thuận với cha mẹ mớí có thể giải được mối ưu sầu này. Bực đại hiếu trọn đời lúc nào cũng luyến mộ cha mẹ như lúc còn ấu thơ, chỉ thấy gương ở vua đại Thuấn mà thôi.

Một hôm về thăm nhà, cha mẹ sai sửa lẫm lúa, khi ông ở trên nóc nhà bị rút cây thang, rồi cha là ông Cổ Tẩu liền đốt lẫm lúa, ông Thuấn nhờ cặp nách hai cái sàng tre mà bay xuống được bình an. Một lần khác, cha mẹ lại sai ông đào giếng, khi ông đào tới đáy giếng, thì ông cũng bị ông Cổ Tẩu cùng với ông Tượng là em cùng cha khác mẹ liền lấp đất lại. Nhưng ông Thuấn đã đào sẵn một đường ngách để phòng thủ, cho nên ông theo đường ngách để lên khỏi giếng. Tưởng rằng, ông Thuấn đã chết, ông Tượng bèn hô lên : “Mưu lấp giếng để chôn sống vị đô quân (ông Thuấn được thay quyền vua tại đô thành) hoàn toàn do nơi công của ta. Từ đấy bò và trừu của anh Thuấn, ta sẽ giao cho cha mẹ ta, kho lẫm của anh sẽ thuộc về ta, đồ binh khí như can và qua về phần ta, đờn cầm, cây cung có chạm cũng về ta, hai bà chị dâu sẽ dọn giường cho ta… Rồi ông Tượng bèn đi vào cung vua, thì thấy ông Thuấn đang ngồi trên giường mà khải đờn cầm, khi đó vua Thuấn nói : này bá quan và thứ dân của anh, anh sẽ giao cho em cai trị giúp anh, khi đó ông Tượng mới xấu hổ thẹn đỏ cả mặt.

Ngoài ra, chỗ chí hiếu của người con như ông Thuấn không chỉ lớn bằng làm cho cha mẹ được tôn trọng, mà còn cha mẹ được hưởng nhiều hoa lợi, bởi vì ông Thuấn được làm vua, đương nhiên ông Cổ Tẩu là cha của thiên tử tức là ông Thuấn đã làm cho cha mẹ được tôn trọng, cao quý vậy và đem hoa lợi trong thiên hạ để phụng dưỡng cha mẹ. Đó chính là ông Thuấn đã dày công báo đáp ơn sanh dưỡng của cha mẹ.

Nếu cha mẹ vì nghèo khó mà khinh khi hoặc đôi khi buông lời trách phiền cha mẹ không cho tiền của để chúng ta có được sống sung sướng suốt đời… Chúng ta đừng quên rằng : “Không có cha mẹ sanh thành thành dưỡng dục thì không có chúng ta trên cõi đời này” để rồi không lo kính hiếu cha mẹ, đôi khi chúng ta giàu có lại hành động bất kính hiếu đối với cha mẹ lúc tuổi già, vì tập tánh : “Con đóng khố, bố cỡi truồng” (thành ngữ) thì tội nghiệp cho cha mẹ vô cùng. Bởi vậy, một khi chúng ta đã trở thành bậc làm cha mẹ, mới hiểu được công ơn cha mẹ, đúng với câu : Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân (Đức Khổng Tử) tức nuôi con mới biết được công ơn của cha mẹ.

Và một khi chúng ta mất dịp kính hiếu với cha mẹ, thì sẽ phải hối hận như thầy Tử Lộ, bởi vì khi thầy Tử Lộ đã thành công trong sự nghiệp, muốn nuôi dưỡng thì cha mẹ không còn nữa, cho nên khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải tận lực phụng dưỡng cha mẹ, thì mới có ý nghĩa đáng quý và khi cha mẹ theo ông bà, phải có bổn phận lo mồ mả, cúng kiến để vong linh cha mẹ được sớm vãng sanh về cảnh giới an lành.

Đó là bổn phận của người con đối với cha mẹ phải biết kính hiếu thật đúng nghĩa vậy.

Chọn tập
Bình luận
× sticky